Lần theo mê lộ có đường hầm của hệ
thống tiền tệ Mỹ
Lời nói đầu
Cả năm qua báo chí Mỹ thường hay nói tới việc mất giá
của đồng dollar, tới việc mắc nợ của Chính phủ Mỹ, rồi
hay nhắc tới Federal Reserve, và tới tên của ông
Greenspan. Tôi không có học ÉcoPo của Pháp, không có học
MBA của Mỹ nên mù tịt. Nhưng vì tò mò muốn hiểu biết nên
tôi đã cố gắng tìm tòi, học hỏi đó đây. Thì mới thấy
rằng vấn đề tiền tệ của Mỹ là cả một mê lộ có đường hầm,
(un vrai labyrinthe avec des souterrains), một con đường
mạng nhện chằng chịt mà nếu đi không có bảng chỉ dẫn thì
sẽ dễ bị lạc.
Rồi tôi nghĩ
rằng trong số độc giả của Y tế Nguyệt san chắc
cũng có một ít bạn đọc mù tịt như tôi, nhưng không có
thì giờ để nghiên cứu đó đây như tôi, nên tôi viết bài
này tóm lược và giản dị hóa tối đa một vấn đề vô cùng
phức tạp đã kéo dài theo lịch sử của Hoa Kỳ, để giúp
phần nào các bạn ấy hiểu sơ sơ vấn đề về đồng dollar là
một thực thể mà mình phải đốí phó hàng ngày. Tôi sẽ dùng
phương pháp hỏi và đáp để dẫn đường quý bạn đi trên mê
lộ và trong đường hầm ấy.
Tôi xin lưu ý
quý bạn: Vì trong bài có vài ba cụm từ được nhắc đi nhắc
lại nhiều lần nên tôi sẽ viết tắt các cụm từ ấy như sau:
FED là Federal Reserve (Ngân hàng Dự trữ Liên bang),
CPLB là Chính phủ Liên bang, HCQHK là Hiệp chủng quốc
HoaKỳ USA và TT là tổng thống.
I. Tạo ra tiền
(create money)
Hỏi:
Dollar là tiền chính thức của HCQHK. Vậy ở bên Mỹ cơ
quan nào có quyền phát hành dollar?
Đáp: Câu trả lời tự nhiên và
thông thường mà cũng hợp lý là Bộ Tài chánh của CPLB.
Nhưng trên thực tế thì không hẳn như vậy. Bộ Tài chánh
của CPLB chỉ có quyền phát hành “coin” nghĩa là đúc
(mint) các đồng tiền kim loại: One Cent, Five Cents, One
Dime, One Quarter, và một số đồng tiền One Dollar.
Hỏi:
Vậy thì cơ quan nào có quyền phát hành giấy xanh dollar?
Đáp: Chỉ có Federal Reserve
(FED) mới có quyền phát hành giấy xanh dollar.
Hỏi:
Tôi thấy trên giấy xanh dollar nào cũng có hình của một
ông tổng thống Mỹ, cũng có chữ ký tên của “Treasurer of
the United States”, và của “Secretary of the Treasury”
mà không phải do Department of Treasury của CPLB phát
hành là gì ?
Đáp: Vâng, coi vậy mà không
phải vậy. Trên giấy xanh dollar nào cũng có in hàng chữ
“Federal Reserve Note” mà chữ note ở đây có nghĩa là “a
paper acknowledging a debt and promising payment;
promissory note”. Tức là tờ giấy xanh dollar nào cũng là
một tờ giấy nợ.
Hỏi:
Ai nợ ai?
Đáp: Chánh phủ Liên bang nợ
FED.
Hỏi:
Sao lại có chuyện đó?
Đáp: Số tiên CPLB cần luôn
luôn nhiều hơn số tiền thuế của dân đóng góp, nên CPLB
phải mượn. Mượn ai? Mượn FED là cơ quan duy nhứt có
quyền phát hành tiền dollar. Mượn bằng cách nào? Bằng
cách cho phép Bộ Tài chánh (The Treasury Department) in
giấy nợ dưới hình thức “Federal Bond” (là giấy IOU - I
Owe You), trong đó chính phủ cam kết sẽ trả lại với tiền
lời) (mà lãi suất là do FED, chủ nợ, quyết định). FED
chấp nhận và in (thí dụ như một tỷ dollar) đưa cho chính
phủ. Thế là chánh phủ (tức là quốc gia, là dân Mỹ) nợ
FED một tỷ dollars với tiền lời. Rồi mỗi năm tiền nợ đó
chồng chất lên nên đến năm 1995 số tiền nợ là 5 trillion
(5 ngàn tỷ USD) và đến ngày 16-3-2006 là hơn 8,21
trillion.
Hỏi:
FED là một cơ quan của Liên bang, vậy CPLB mà nợ FED thì
có khác gì là “Tôi nợ tôi”.
Đáp: Khác, vì FED là một cơ
quan mang tên là “Liên bang” (Federal) nhưng không phải
của Liên bang. FED là một công ty độc lập của tư nhân (a
corporation independent privately owned).
Hỏi:
Privately owned thì ai là chủ nó?
Đáp: Federal Reserve (FED)
gồm có 12 cái Fed bank địa phương (twelve regional
federal reserve banks) mỗi cái thuộc quyền sở hữu của
những nhà bank thương mại tư thành viên của cái Fed địa
phương đó. Các Fed địa phương có trụ sở ở: 1- Boston,
2-New York, 3-Philadelphia, 4-Cleveland, 5-St Louis,
6-San Francisco, 7-Richmond, 8-Atlanta, 9-Chicago, 10-
Minneapolis, 11- Kansas City và 12-Dallas.
Fed Bank của
New York có đa số cổ phần (53% of shares). Mà trong Fed
bank của New York, Citibank và J.P.Morgan Chase Co nắm
đa số cổ phần. Citibank là của gia đình Rockefeller và
J.P. Morgan Chase Co là của gia đình Morgan. Hai gia
đình này và gia đình Carnegie với gia đình Rothschild là
thành phấn quan trọng nhất của một nhóm người mà học giả
Mỹ gọi là “the Robber Barons” (những Nam-tước Trộm cắp).
Hỏi:
Nhưng trong Ban quản trị (Board) của FED ở Washington có
ông Bộ trưởng Tài chánh (the Treasury Secretary) và ông
Giám sát Ngân khố (the Comptroller of Treasury) là nhân
viên chánh phủ.
Đáp: Vâng, vì vậy mà trên
các giấy xanh dollar có chữ ký tên của hai ông này. Và
TT Mỹ cũng bổ nhiệm (với sự chấp thuận của Thượng viện)
ông Chủ tịch Hội đồng Quản trị (Chairman of The
Governing Board) của FED, cho nên FED được coi như là
một cơ quan “gần như chính thức” (quasi-governmental).
Hội đồng này gồm có 7 người, với nhiệm kỳ là 14 năm, mà
TT chỉ có quyền thay thế một người mỗi hai năm.
Như vậy, thí
dụ như có một ông TT. muốn sửa đổi FED theo ý của ông,
thì trong nhiệm kỳ 4 năm của mình, ông chỉ thay thế được
có 2 người (vì ông chỉ có quyền thay thế một người mỗi 2
năm) Thôi thì cho rằng ông ấy là một ông TT tài ba lỗi
lạc, vượt qua được những khó khăn và những chống đối mà
ông đã gây ra (vì quan niệm muốn sửa đổi FED), trong
hàng ngũ dân biểu và nghị sĩ của cả hai đảng, trong
chính trường và trong báo chí, để ông được đắc cử một
nhiệm kỳ thứ hai, thì ông sẽ bổ nhiệm được 2 người nữa
trong Governing Board (nếu được the Thượng viện chấp
thuận) thì cho đến gần cuối nhiệm kỳ 2, ông mới đưa ra
được một dự luật sửa đổi, mà chưa chắc dự luật ấy sẽ có
được số phiếu cần thiết ở hai viện để trở thành một đạo
luật trước khi ông phải rời khỏi Nhà Trắng.
Mặt khác Ban
Quản trị (Board) không kiểm soát được cả 12 Fed bank địa
phương và các Fed bank địa phương phải theo chính sách
của Fed Bank New York nắm đa số cổ phần. Vả lại FED kể
từ khi thành lập cho tới nay chưa bao giờ bị chánh phủ
“audit” (kiểm toán) vì năm 1975 dự luật (bill) H.R.4316
cho phép chính phủ “audit” FED, được đưa ra Quốc hội,
nhưng dự luật không thông qua được vì không đủ phiếu.
Hãy xem như
ông Alan Greenspan đang làm giám đốc công ty (corporate
director) cho J.P. Morgan, thì được TT Reagan bổ nhiệm
năm 1987 làm Chủ tịch của FED, giữ chức đó gần 19 năm,
đến năm 2006 dưới thời TT George W. Bush mới về hưu.
Nghĩa là đã làm Chủ tịch HĐQT FED với bốn TT mà trong
lúc tại chức ông không bao giờ có họp báo, không bao giờ
cho phỏng vấn, tức là không có việc hỏi han chất vấn lôi
thôi.
Hỏi:
Trở lại đồng dollar. Bây giờ tôi mới biết rằng CPLB chỉ
có quyền đúc coin, còn quyền phát hành giấy xanh là của
FED, mà FED thì bị các nhà bank tư nắm. Vậy trong tổng
số tiền của Mỹ, tỷ-lệ của mỗi thứ tiền là bao nhiêu?
Đáp: Tiền coin của CPLB đúc
chỉ chiếm chừng một phần ngàn tổng số tiền của Mỹ, cộng
với tổng số tiền giấy xanh của FED phát hành, thành ra
cái được gọi là “tiền sờ thấy được” (tangible currency)
chỉ có lối 10% tổng số tiền được cung cấp (American
Money Supply)
Hỏi:
Sao kỳ vậy? Còn 90% kia là tiền gì ở đâu ra?
Đáp: Phần 90% còn lại là
tiền ma (phantom money).
Hỏi:
Tiền ma là tiền gì?
Đáp: Là tiền không có thật,
là tiền được tạo ra từ chỗ không có gì hết (money
created from nothing), do cái trò ảo-thuật cho vay (gọi
là “loan”) tạo ra.
Hỏi:
Thật sự tôi không hiểu được.
Đáp: Thực ra thì cũng không
có gì khó hiểu cho lắm. Trò ảo thuật tạo ra tiền từ con
số không (create money out of nothing) dựa trên cái gọi
là “fractional reserve banking” do đạo-luật tạo ra FED
(Federal Reserve Act) cho phép. Theo đó thì khi mà nhà
bank có trong kho của nó một số tiền X là tiền thật (hồi
xưa là vàng, bây giờ là giấy xanh) được coi như là để
dự-trữ (reserve), thì nó có quyền phát ra 10 X (tức là
có 9 X tiền ma, không có bảo đảm reserve).
Thí dụ như
tôi gởi vào nhà bank trong checking account của tôi
10.000 USD thì nhà bank để số tiền đó trong kho của nó
như reserve, và nó có quyền phát ra 100.000 USD (tức là
trong đó có 90.000 USD là tiền ma, vì không có reserve
bảo đảm). Cũng như thế, anh B để vào bank trong tài
khoản tiết kêịm (saving account) 20.000 USD, thì nhà
bank có quyền phát ra 200.000 USD (tức có 180.000 USD là
tiền ma). Tổng cộng nhà bank có quyền phát ra 300.000
USD mà trong đó có 270.000 USD là tiền ma. Rồi khi anh C
đến mượn nhà bank 300.000 USD (để mua nhà, sửa nhà hay
làm gì khác) thì nhà bank cho ảnh mượn (dưới hình thức
loan) 300.000 USD đó. Anh C sẽ trả cho nhà bank số tiền
đó cộng với lời (x %) dưới hình thức mortgage (thế chấp)
hàng tháng, trong 15 hoặc 30 năm chẳng hạn, bằng tiền
dollar thật, mà anh C có được nhờ lương của anh C, hoặc
nhờ việc làm (như phòng mạch) của anh. Tức là nhà bank,
nhờ cái ảo thuật của “loan” đã “create money out of
nothing”.
Thí dụ trên
là lấy cá nhân A, B, C làm mẫu, nên chỉ nói tới tiền với
con số ngàn, nếu là nhà buôn, là nhà hàng, là hãng, là
cơ sở sản xuất, thì tiền phải là tới số triệu. Mà cả
HCQHK có hằng bao nhiêu triệu cá nhân, nhà buôn, hãng,
xưởng v.v. cần tiền và phải vay tiền của nhà bank dưới
hình thức “loan” thì không có gì lạ khi thấy rằng trong
tổng số tiền cung cấp cho nền kinh tế Mỹ (American money
supply) năm 2005 là 9.700 tỳ USD trong đó tiền thật
(tangible currency) chỉ có 1.400 tỷ, còn 8.300 tỷ là
tiền ma. Và sau này nguyên tắc đó cũng được áp dụng cho
việc dùng thẻ tín dụng credit card (Visa, Master Card,
American Express v.v.) với một lãi suất (% interest) còn
cao hơn gắp bội.
II. Một chút lịch sử
BS. NGUYỄN LƯU VIÊN
TT Colo
tìm chọn và chia sẻ