THKT BLOG

Đây là dạng trang Blog, nên xin bắt đầu đọc từ cuối trang trở lên.

 

ĐỌC TIẾP CÁC BLOG MỚI    |   ĐỌC TIẾP CÁC BLOG TRƯỚC     

 

(Xin CLICK VÀO ĐÂY nếu muốn bắt đầu đọc từ trang Blog đầu tiên)

 

TUẦN THỨ 164

 

 

 

+ Thứ Năm 9-5-2013:

 

● Gia đ́nh THKT: Hân hoan chào mừng hai bạn Phan Khánh Vân Phùng Thị Kim Sương trở thành thành viên đăng kư chính thức thứ 213 và 214. (Các anh chị đại điện các nhóm nhớ tiếp tục bổ sung thông tin đăng kư cho các bạn chưa có tên trong danh sách nhé. C̣n nhiều trăm người đó, mỏi tay luôn. Ai biểu lâu nay làm biếng.)

 

● Bạn Nguyễn Văn Dũng (Kiến Tường): Xin bổ sung thông tin đăng kư 2 thành viên Phan Khánh Vân và Phùng Thị Kim Sương, cùng học lớp đệ Thất năm 1967. Hai bạn cùng truờng, cùng lớp và sau này cùng... giường, hiện nay cùng tích cực tham gia các sinh hoạt của Gia đ́nh THKT, nhưng do sơ suất của anh em đại diện nên chưa ghi vào danh sách chính thức.

 

● Bạn Trần Ngọc Bách (TP.HCM): Sáng ngày 6-5, Kiến Già nhận được thư thầy Cao Thành Phát gửi từ G̣ Công. Sau đây là nội dung xin được chuyển đến quư thầy cô, các anh chị và các bạn CHS THKT thưởng lăm:

Go Cong May 2nd ,2013
Dear Bach
This is the real image of your teacher. He's a "Xe ôm driver" and at the same time a tourist guide (amateur) in a small town for foreign tourists (speaking French and English). I think you can show everybody this photo (especially to Thay Trang, Co Bich Thuy) to look at him to see he is "young and handsome"? !!!
With love your teacher
Phat


Kính thưa thầy dù rất muốn nhưng em không thể v́ ngại có người lại nói "mẹ hát con vỗ tay", nhưng em chắc chắn cái vẻ "handsome" của thầy cũng có vài người, giả dụ như ở Seattle thở ngắn, thở dài nói rằng "ḿnh lại có thêm đối thủ". Thôi th́ để hai người bạn nối khố của thầy (thầy Trang và cô Bích Thủy ) nhận xét th́ khách quan hơn.
Chúc thầy luôn mạnh khỏe và đẹp trai.

 

Thầy Cao Thành Phát (bên trái) và một du khách nước ngoài.

 

● Kiến Đen: Ngôn ngữ Việt ḿnh thiệt là đa dạng, đa nghĩa à nghen. Cái câu “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư'' nếu viết bằng chữ tượng h́nh th́ có thể phân biệt rơ ràng, c̣n phiên âm ra tiếng Việt th́... hiểu sao tùy người. Trong nhà trường, nó có nghĩa "một chữ là thầy, nửa chữ cùng là thầy". C̣n trong tôn giáo, nó lại là "tu ở một chùa là sư, bán chùa cũng do sư".

 

● Bạn Nguyễn Công Phong (Colorado, Mỹ): Kính gởi thầy Đinh Quư Bản. Chúng tôi thời nhỏ từ lúc học lớp sơ khai đă được vỡ ḷng với câu ngạn ngữ thật hay ''tiên học lễ, hậu học văn'', với ḷng biết ơn, chúng tôi rất quư mến và kính trong những người làm về giáo dục, dù ḿnh có học trực tiếp hay không. “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư'' đó thầy ạ. Thời chúng tôi dưới mái trường THKT không có ngày ''nhà giáo'', nhưng chúng tôi luôn một dạ kính yêu các thầy cô của ḿnh. Xin được làm quen với thầy. Kính chào thầy.

 

● Thầy Đỗ Ngọc Trang - cô Nguyễn Thị Bích Thủy (Elk Grove, California): Đinh Đệ qúy mến. Nhờ cách xưng hô khiêm nhường của đệ, huynh nương theo đó mà mạnh dạn nối t́nh thân hữu. Huynh vào nét, mục “giao lưu văn nghệ kỷ niệm 50 năm thành lập trường Nam Sách”, nhưng t́m đỏ con mắt cũng không thấy đệ. So sánh giữa hai ta, đệ hơn huynh nhiều điểm. Đệ ở phố hàng Bạc, thủ đô Hà Nội. Huynh ở phố hàng Sắt, tỉnh nhỏ Nam Định. Đệ đă thầy giáo rồi mới tới Mộc Hóa. Huynh tới Mộc Hóa để trưởng thành. Đệ ở quê vợ 21 năm. Huynh chưa bao giờ biết quê vợ. Cần nói rơ hơn, huynh sinh ra ở Bắc, lớn lên ở Nam, lấy vợ miền Trung. Sống lang thang chưa có nơi nào tới 10 năm. Oái oăm, thời gian huynh sống ở hải ngoại nhiều hơn ở quê nhà. Hôm nay, nếu chúng ta có về Mộc Hóa sẽ chẳng có ai biết chúng ta. Từ thời mới về chúng ta vốn đă có đời sống khiêm tốn, nay h́nh dáng lại quá đổi thay, nên ngay cả người quen cũ cũng nhận lầm người. Chẳng hạn tiên sinh Nguyễn Đức vốn nổi tiếng như cồn, thế mà người th́ lầm là Thích Đức, người th́ lầm là Thánh Đức, người khác lại lầm là Tôn Thất Đức.. th́ đủ biết. Chúc đệ và gia đ́nh một tuần lễ an lành.

 

 

 

 

 

+ Thứ Hai 6-5-2013:

 

   

● Gia đ́nh THKT: Chúng ta mừng Sinh nhật của thầy Đinh Quư Bản. Gia đ́nh THKT xin chúc mừng và kính chúc thầy luôn nhiều sức khỏe, an lành, vui vẻ.

HAPPY BIRTHDAY TO YOU!

 

● Kiến Đen: Oái, mới vừa qua sinh nhật của thầy Đinh Quư Bản 2 ngày (4-5). Thiệt t́nh là nếu thầy không "tự khai" th́ Gia đ́nh THKT cũng chớ hề biết sinh nhật của thầy để kịp chúc mừng. Và cũng thiệt t́nh đây là lỗi của các anh chị em đại diện Gia đ́nh THKT, thiếu chu đáo. Chân thành xin thầy thứ lỗi. Năm sau, ai gây lỗi th́ sẽ phải bồi thường cho thấy gấp đôi ạ.

 

● Kiến Đen: Kiến Đen đọc những ḍng tâm sự (KĐ nghĩ là rút từ ruột gan) của thầy Đinh Quư Bản mà cay sè cả mắt. Dù hoàn toàn đồng cảm, hiểu rơ những trăn trở của thầy, nhưng lại chẳng thể đi t́m nguyên nhân - mà thôi, bây giờ cần như vậy mà chi. Đối với các thầy cô THKT, thầy thuộc về thế hệ tiếp nối. Đối với các học sinh THKT, thầy vừa là thế hệ thầy cô sau 1975, vừa là một người con rể của THKT (phu nhân của thầy là cô Tuyết Mai, bạn cùng lớp với Kiến Đen nè). Bởi vậy, Gia đ́nh THKT càng thêm hoan hỉ bội phần khi có thầy cùng hủ hỉ với nhau. Gia đ́nh THKT luôn ước mong các thầy cô và các bạn học sinh của thế hệ sau 1975 cùng vui sum họp với nhau. Cho dù thời gian về sau này, các thầy cô có dạy ở trường mang tên ǵ, các bạn học sinh có học dưới mái trường mang tên ǵ, th́ đều có chung một truyền thống THKT, đều khởi từ THKT mà ra. Chung một nguồn cội thí đích thị là huynh đệ đồng nghiệp, đồng môn rồi!

 

● Thầy Đinh Quư Bản (TP.HCM): Kính gửi thầy Đỗ Ngọc Trang và cô Nguyễn Thị Bích Thủy. Em là Đinh Quư Bản, là người có ư kiến về việc đổi tên trường, rất hân hạnh được đọc lời tâm sự của thầy cô trên trang mạng của THKT. Trước hết, xin gửi lời chào kính trọng đến thây cô và xin được tự giới thiệu vài nét về bản thân. Em sinh ngày 4-5-1952 tại Hoài Đức, Hà Đông (hiện nay là Hà Nội). Gia đ́nh ở 21 phố Hàng Bạc, Hà Nội. Tuy nhiên đă rời khỏi những nơi này từ lâu lắm rồi. Những người quê quán Hà Nội như chúng em v́ mưu sinh hầu hết đều đă xa Hà Nội từ rất lâu, bây giờ những h́nh ảnh đường phố Hà Nội những năm 1950/1960 hầu như chỉ c̣n là hoài niệm trong kư ức. Cũng như thầy cô sinh sống bên Hoa Kỳ đă mấy chục năm, nhưng ḷng vẫn nhớ về Kiến Tường, về Việt Nam vậy. Em tốt nghiệp ngành Vật lư của ĐHSP Hà Mội khóa 1969/1973 được đưa về dạy tại trường PT cấp 3 huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Anh Trần Đăng Khoa (nhà thơ) là học tṛ em dạy trong các năm 1973/74/75. Tháng 10-1976, em có mặt tại Môc Hóa (ngày đó gọi là giáo viên A chi viện) nên xin phép mạo muội có vài lời bàn về ngày trường đổi tên từ THKT thành PT cấp 3 Mộc Hóa. Ai cũng có một thời cắp sách đến trường, thời tụi em học cấp 3 (trong miền nam gọi là học trung học) học ở trường PT cấp 3 Hà Nội (nay là trường PTTH Việt Đức) ở phố Lư Thường Kiệt, Hà Nội. Ngôi trường cũng bề thế lắm, nằm ngay trung tâm Hà Nội. Nhưng thực ra th́ phải sơ tán về Văn Giang, Hưng Yên. Cho nên con trai Hà Nội nhưng về nông thôn cũng biết cuốc đất trồng khoai, biết gánh nước... cùng với bà con nông dân. Ngày đó, miền bắc c̣n nghèo nàn lắm chưa ai nh́n thấy TV, c̣n cái radio th́ cả làng may ra có 1 cái. Nhớ lại những ngày đó mới hay cuộc sống hiện nay sung sướng quá thầy cô nhỉ. Nhưng em có điều cứ suy nghĩ măi mà không hiểu có lẽ chất lượng cuộc sống thay đổi th́ ḷng người cũng thay đổi chăng?Thế hệ thầy cô dạy học ở Kiến Tường những năm trường mới thành lập, mà nay các thế hệ học tṛ luôn nhắc tới mặc dù thầy cô không c̣n ở Kiến Tường. Em ở Mộc Hóa 21 năm, từ 1976 đến 1997; dạy ở trường Môc Hóa 7 năm (từ 1976 đến 83) mà nay nếu có việc về Môc Hóa th́ chả ai biết ḿnh là ai. Năm 1983 em được tỉnh Long An điều về Tân Thạnh (Kiến B́nh) làm hiệu trưởng trường câp 3 Tân Thạnh (mới thành lập), là hiệu trưởng đầu tiên của trường PTTH Tân Thạnh, mà nay nếu có việc phải về Kiến B́nh th́ người ta cũng chả biết ḿnh là ai. Nghĩ  lại mới thấy, thời các thầy cô có lẽ thầy tṛ ai cũng trọng chữ "Tâm", c̣n ngày nay có lẽ giáo dục VN chỉ trọng về kiến thức. Em không có h́nh ảnh riêng trên mạng, nhưng vừa rồi (tháng 12-2012) có được trường Nam Sách mời về dự lễ kỷ niệm 50 năm thành lập trường, nếu thầy cô có dịp coi mục "giao lưu văn nghệ kỷ niệm 50 năm thành lập trường Nam Sách" trên internet th́ cũng thú vị lắm. Mong sao, trường Mộc Hhóa cũng sẽ được nhà nước ghi nhận những công lao như trường Nam Sách (huân chương Lao động hạng nhất). Em coi thầy cô cũng như các thầy cô đă dạy em học thời phổ thông ở Hà Nội thời xa xưa, có đôi lời tâm sự cùng thầy cô. Kính chúc thầy cô luôn khỏe mạnh, mong được hạnh ngộ trong một ngày không xa.

 

● Kiến Đen: Thầy Nguyễn Seattle được đồng nghiệp khen là "người hiền" với "pháp danh" là "Thích đức Nhuận" chắc khoái chí dớt ít nhất là một chai XO. Nếu mà kết hợp giữa hai cái "đọc trệch" (cố t́nh hay vô ư th́ chẳng hề ǵ) của thầy Bản và Kiến Đen lại th́ ta có một cái tên rất hoành tránh: "Thích đức Nhậu". À há!

 

● Thầy Đinh Quư Bản (TP.HCM): Kính gửi thầy Nguyễn Đức Nhuận, cám ơn thầy đă đọc và chia sẻ bài viết của em trên trang mạng (chắc thầy lớn tuổi hơn em). Sau khi đọc bài viết của thầy cô Đỗ Ngọc Trang, em có vài hàng giới thiệu về bản thân, thầy xem sẽ rơ. Thưa thầy, chắc thầy là người hiền lành lắm phải không? V́ tên của thầy đôi khi em đọc trệch thành "Thích đức Nhuận" v́ những ai thuộc ḍng họ Thích đều là những người hiền. Nói vậy cho vui há thầy, mong thầy xá cho. Thời gian thấm thoắt thoi đưa, ḥa binh đă 38 năm. Mộc Hóa cũng đă thay đổi nhiều lắm, thế hệ GV như thầy và em ở Mộc Hóa bây giờ đâu c̣n ai. C̣n nhớ, năm em về Mộc Hóa th́ thầy đă chuyển đi nơi khác, nhưng vẫn c̣n rất nhiều thầy cô như: thầy Thành, cô Thọ, cô Lă, cô Sum, cô Thạnh, cô Hồng Huệ, thầy Rí, thầy Ánh, cô Kiêm Hường... mà nay chả c̣n ai. Ngay cả em là công dân Mộc Hóa (21 năm) nhưng cũng đă chuyển đi nơi khác. Ở trường THPT Mộc Hóa hiện nay, lớp học tṛ em dạy và chủ nhiệm những năm 76/80 đều giữ những vai tṛ chủ chốt như hiệu trưởng, bí thư đoàn... Mong sao có ngày các thế hệ thầy cô của THKT cũ (kể cả ở trong nước và hải ngoại) đoàn tụ về Mộc Hóa th́ vui biết mấy. Cám ơn thầy. Chào thầy.

 

● Thầy Đỗ Ngọc Trang - cô Nguyễn Thị Bích Thủy (Elk Grove, California): Chúc mừng sinh nhật hai lăo bạn, bác Bùi Trung Tính và bác Vơ Xuân Sơn.
Kiến Đen có nói, trong họ nhà Kiến chẳng có ai già. Tôi c̣n đi xa hơn nữa v́ tôi chẳng coi năm sanh của hai bác. Tuổi tác hai bác bao nhiêu tôi cũng coi là chuyện nhỏ. Hai bác sanh cùng ngày cùng tháng, nhưng dù có cùng giờ cũng chẳng giống nhau. Một bác bào chế thuốc, một bác tiêu thụ thuốc. Một bác thích văn cảnh chùa một bác ưa nhập bàn tiệc. Một bác tâm đắc đạo nghĩa Lục Vân Tiên, một bác gật gù rặn thơ t́nh... Điều mà tôi tưởng không thể bắt được tin tức với hai bác nhưng đă xảy ra. Thật may mắn cho tôi chỉ cần một thiệp mà được chúc tới hai người. Thật là lư thú.

 

● Kiến Đen: Vậy là đă qua tháng 5 được gần 1 tuần. Mùa hè cũng đă lấp ló rồi. Nhiều trường trung học ở Saigon đă thi xong học kỳ 2 (ngày xưa ta gọi là đệ nhị lục cá nguyệt). Bây giờ học tṛ đi học chủ yếu là để điểm danh, thầy cô nào có bận th́ cũng có thể cho nghỉ vô tư.

"Mỗi năm đến hè ḷng man mác buồn..." Bài hát "Nỗi buồn hoa phượng" của cố nhạc sĩ Thanh Sơn cho tới nay vẫn cứ day dứt ḷng ta. Hồi đó 3 tháng hè là thời gian cực h́nh, tôi cứ phải đếm countdown, v́ nghỉ hè đồng nghĩa là không c̣n gặp được bạn bè, đứa về quê, người lên Saigon học thêm. Mà thời đó Kiến Tường ch́m trong chiến tranh ác liệt, pháo kích hầu như mỗi đêm, qua hôm sau c̣n gặp được nhau trên lớp đă là mừng rồi, huống ǵ tới 3 tháng - 90 ngày - không gặp nhau. Bây giờ, mùa hè gắn liền với con cháu ḿnh. C̣n bản thân những người THKT "năm bó", "sáu bó" trở lên... mùa hè gợi nhớ biết bao kỷ niệm của một thời THKT. Nhớ da diết tới mất ngủ từng đêm.

 

 

● Kiến Đen: Tôi xin thiệt thà khai báo rằng ḿnh rất thích nh́n ngắm những đàn cá cảnh bơi lượn tung tăng trong những chiếc hồ cá. Những lúc đó ḿnh có cảm giác rất lạ, vừa vui mắt, vừa dịu nhẹ tâm trạng (giảm stress) – tâm hồn cứ lâng lâng sảng khoái với cảm giác rất… Yo-Most!

Xin click vào đây để đọc bài "V́ sao tôi thích ngắm cá cảnh của... bạn?".

 

 

 

 


                                                                    

 ĐỌC TIẾP CÁC BLOG MỚI    |   ĐỌC TIẾP CÁC BLOG TRƯỚC    

 

(Xin CLICK VÀO ĐÂY nếu muốn bắt đầu đọc từ trang Blog đầu tiên)