dnnp - đỗ xanh

 

 

 

Bố và con trai

 

Trái với sự quấn quít giữa mẹ và con, giữa bố và con luôn luôn có một khoảng cách. Khoảng cách rõ nét nhất là giữa bố và con trai. Bố ít khi có ngôn ngữ nựng con trai, hiếm khi hát ru con ngủ, và thường nạt nộ hơn là tỉ tê tâm sự. Tâm lý học cho biết nam tính (masculine) của người cha thiên về biểu lộ uy quyền của bậc giáo huấn hơn là biểu lộ sự âu yếm của người săn sóc.  

 

Description: http://sluphojo.files.wordpress.com/2011/04/emotion-energy-photographing-children.jpeg

(Nguồn: sluphojo.wordpress.com)

 

Trường Đại Học Saint Louis University đã chọn tấm hình trên khi luận về liên hệ cha-con. Ông bố và câu con trai - khoảng 5 tuổi - đi dạo công viên. Cả hai đều lộ ra dạng cảm xúc tiêu biểu nhất về tình phụ tử. Hai bố con ngồi cách nhau một khoảng cách riêng tư. Cậu con đang giận dữ làm dỗi. Có vẻ nó đòi một cái gì đó nhưng không được. Ông bố, trong uy quyền của mình, đang giảng cho nó hiểu tại sao không thể được. Con phải tuân theo lời bố, như phục thiện một lẽ phải, rồi nguội cơn giận. Đối với trẻ con dưới 7 tuổi, bố là biểu tượng của luật lệ, bố biết hết mọi thứ và không bao giờ sai lầm. Theo phân tâm học trường phái Freud, bố là thần tượng của con trai. Chính vì vậy người cha đóng một vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển sự trưởng thành trí óc của con.

Khoảng cách cha con còn bắt nguồn từ một căn tính văn hóa có từ thuở xa xưa. Trong thế giới đó trách nhiệm của cha là nuôi nấng gia đình. Cha phải bù đầu vào công ăn việc làm hơn là quấn quít bên vợ con. Nhà tâm lý học Anne Storey đã chứng minh điểm tâm lý này bằng cách cho một số ông bố nghe một CD phát ra tiếng khóc trẻ sơ sinh. Đa số các ông tỏ vẻ hững hờ, một số còn tỏ vẻ khó chịu. Ngoài ra xã hội thời đó cũng cho rằng sự cứng rắn răn đe mới là lối giáo dục tốt. Những thành ngữ như “nghiêm đường”, “gia huấn”, “yêu cho roi cho vọt”, “con hư tại mẹ”… phần nào nói nên quan niệm đó. Về phần bố, ông cảm thấy hài lòng khi con cái kính sợ mình. Do đó cái khoảng cách giữa bố con không thể tránh được.

 

(strangercosmos.com)

 

Nói cho đúng con trai vào tuổi phát triển bạo tính (macho) cũng cần phải uốn nắn. Một trong những sở thích đầy bạo tính của con trai là ưa hành hạ những con vật nho nhỏ. 

 

 

Nếu chúng phá như trên, bạn có nghĩ chúng cần phải đánh đòn không ? Nhiều ông bố đánh con bằng roi lại còn kèm theo lệnh “cấm không được khóc”, vì con trai không thể yếu như con gái. Đáng tiếc, cái nhãn hiệu “khí phách nam nhi” này đã khiến nhiều người phải che dấu đời sống tình cảm bên trong của mình.

Thời nay khoảng cách cha con đã giảm thiểu rất nhiều. Lý do bởi tình trạng kinh tế thay đổi, cả mẹ và cha đều đi làm, nên cha thường phải chia sẻ việc nhà với mẹ. Diễn biến này đưa tới một thay đổi bật gốc: cha không còn đóng vai một nhân vật đầy uy quyền, mẫu mực, và lý tưởng. Trên thực tế, cha cũng có thể thất bại, nản chí, và trường kỳ thất nghiệp. Trong hoàn cảnh oái oăm đó, mẹ lại là người nuôi nấng gia đình. Cha trở thành người hướng dẫn con cái về nhận thức thế giới hơn là người làm ra tiền. Địa vị của cha “xuống cấp” không phải vì cha không muốn vươn lên, nhưng vì không thể làm được. Chính từ điểm thay đổi này mà bố con gần nhau hơn. Cũng từ điểm thay đổi đó mà đã có nhiều bài thơ tràn đầy thương cảm, nhiều bài viết đầy ắp kỷ niệm về cha, trong tình phụ tử đúng nghĩa nhất của nó.

 

Description: http://t1.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcTAssL6Jcv1zPrzFHtm2mu2_HVGaFSTYTkmyW7Mip7xMzvIKIrU3g   (Hình: Jasper White. guadian.co.uk)

Bố và con chơi trò máy bay. Một liên hệ hiếm có trong những thế kỷ trước

 

Bố nựng con trai

 

Vì ở nhà thường xuyên, cha chia sẻ việc săn sóc con cái với mẹ. Tuy nhiên cha không bao giờ có thể giống mẹ. Sau đây là vài đặc tính tiêu biểu cách cha nựng con.

 

Description: http://t1.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcRJmdSN5uCl1jMPdE_IQFBTeQyP6pvOuYQQkx5m87OljjkizSS4   (hermisty deviantart.com)

Con mếu, bố giỗ con bằng cách nhái miệng mếu để ngạo con. Con sẽ thấy mếu là xấu nên ngừng mếu.  

 

    Description: silhouettes of father and son playing on sky background Stock Photo - 7771726  (123rf.com)      Description: http://t2.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcQOcXkNa9VellejRBRJzWD8ybkHdK2KMSRR2pOuAu-c6h-CLUvO  (mediafocus.com)

Cách nựng con của bố là tung con lên cao rồi chụp lại khi con rơi xuống. Có lẽ cách âu yếm này có vẻ hơi bạo nên bố chỉ sử dụng chiêu này với con trai mà thôi.

Description: http://www.4to40.com/images/jokes/i_teach_you.jpg           Description: http://4.bp.blogspot.com/_Wh8QHwXNfHI/TNRFDHK1BII/AAAAAAAAABs/ofcp0pxCOpc/s1600/Father+and+son+watching+a+parade,+West-end+of+Newcastle,+Tyneside,+1980.jpg

(4to40.com)                                                         (howardyezerskigallery.blogspot.com)

Trên đây là cảnh hai bố con xem diễn hành. Một ông bị con nắm tai và tè ướt áo, nhưng ông không bận tâm mất thì giờ lo cho con. Cứ coi diễn hành cho xong đã rồi tính sau. Còn bên kia hai bố con đều thích thú xem trình diễn và cũng không ai để ý đến ai. Cả hai cảnh này cho thấy bố ít khi bế con ngoài đường nhưng thường cõng hay đặt con ngồi trên vai.

 

Description: http://3.bp.blogspot.com/-jQ-FOn3yUG4/Tkv7FSQ58ZI/AAAAAAAAAm8/4JT9ep7pA8g/s320/Where+Did+You+Buy+That+-+Funny+Kids+in+the+Shopping+Bag.jpg (blogspot.com)

Hoặc, cho rảnh tay ôm đồ, bố bỏ con vào túi xách đi chợ. Bố và con đều không nghĩ cái túi nhựa có thể rách. Dù túi rách khiến con rớt xuống thì cũng chẳng sao, chỉ là dịp cho bố con cười thích thú.

 

Khôi hài tình phụ tử

 

Chỉ có ở thời nay, sự liên hệ gần gũi cha con được thi vị hóa bằng vẻ khôi hài. Nụ cười phá vỡ thành kiến và những vai trò ràng buộc về người cha. Nhà tâm lý học Norman N. Holland cho biết khôi hài tình phụ tử cho chúng ta sống thật với đời sống nội tâm của mình và củng cố sự thân thiện cha con. Không những thế khôi hài giúp chúng ta phát triển về bản sắc (identity) của mình. Thật sự con cái không “hạ bệ” địa vị của bố. Chúng chỉ điều chỉnh lại hình ảnh quá lý tưởng một cách bất công mà chúng đòi hỏi nơi bố. (*)

 

Cách đây 5 năm vào mùa khai trường, có hai lá thư của bố con được giới sinh viên Mỹ thích thú chuyển cho nhau coi rất nhiều trên Internet. Tôi xin phỏng dịch chúng như sau:

 

Thưa Bố,

Bố hỏi con học hành ra $ao. $iêu tốt Bố ạ. Con quen một $ố bạn và $iêng năng học hành. Nhưng với những gì con đang $ở hữu, cũng hơi khó xoay $ở. Vậy nếu Bố muốn, Bố có thể gửi con tấm thiệp. Con mong nhận được nó $ớm.

Con $iêng của Bố.

 

Trả lời:

Con thương,

Bố biết các môn học về KHÔng gian, KHÔng khí, hàng KHÔng… rất KHÔ khan làm con KHÔng lúc nào rảnh. Bố hãnh diện về con KHÔng tưởng được. Đừng quên kiến thức là nguồn KHÔn ngoan mà con KHÔng bao giờ thấy rằng mình đã học đủ.

Bố

 

Một vài cảnh sau đây vừa ghi nhận được sự gần gũi bố con vừa mang nét khôi hài. Tôi xin kèm theo lời phụ họa cho thêm vui:

 

Description: A South Vietnamese Father Carries His Son and a Bag of Household Possessions Photographic Print

Bố: Con ráng chăm học để lớn lên đỗ đạt có tiền mua xe, khỏi phải cực khổ đi bộ, nghe con.

Con: Hồi nhỏ bố lười học lắm hả bố?

 

Description: http://3.bp.blogspot.com/_lrKSQHqv38Q/TRzQKE_hSsI/AAAAAAAAAN4/MewzT6OAMZQ/s320/funny+kids+images.jpeg

Con: Con uống rượu được không bố?

Bố: Mày đã có râu chưa?

Con: Dạ chưa.

Bố: Vậy thì uống sữa đi.

 

Description: http://2.bp.blogspot.com/_lrKSQHqv38Q/TRzQIf06CBI/AAAAAAAAANw/Dc47VLI8LME/s320/father+son+images.jpeg (tamilrosary.org)

Cha nào con nấy.

Tấm hình này không đầy đủ, vì chúng ta chỉ thấy một phần bàn chân của bà mẹ. Tuy nhiên chúng ta cũng hình dung ra mẹ ngồi trên sofa trong khi hai bố con vui vẻ ngồi dưới đất. Một hoạt cảnh không thể có vào thời xưa.

 

Nói cho cùng, dù chúng ta có luận bàn nghiêm chỉnh, hay có một chút khôi hài, nhận thức đích thực về tình phụ tử không nằm trong tầm nhìn của sự biến đổi xã hội. Bởi vì, “Thưa Ba, dù đời sống thay đổi, dù Ba là một kẻ thua cuộc, đối với con Ba vẫn có ánh sáng vinh quanh ở một điểm nào đó.”

 

ĐỖ NGỌC TRANG
(Elk Grove, California 16-6-2012)

 

____________

(*) Norman N. Holland, Laughing: A Psychology of Humor (Ithaca and London: Cornell University Press, 1982).

 

 

 


Copyright © 2010 - 2012 Trung hoc Kien Tuong Homepage