|
|
MỖI TUẦN MỘT CHUYỆN
Tuần 3
|
+ đỗ xanh (elk grove):
Thơ của trường phái Bút Tre
Bút Tre (1911-1987) là bút hiệu của “thi sĩ” Đặng Văn Đăng. Ông đậu
Tú tài Triết dưới thời Pháp thuộc. Tuy không có dây mơ rễ má gì với
trường phái Haiku, nhưng cách dùng chữ của ông cũng phóng khoáng như
vậy. Thơ của ông giống như vè, rất mộc mạc bần cố nông. Về cấu trúc
bài thơ thường chỉ có 2 dòng.
Chồng người du kích sông Lô
Chồng em ngồi bếp nướng ngô cháy quần
Khi “làm” thơ, nếu vướng phải một chữ lạc vận, ông không ngần ngại
đổi dấu chữ đó cho đúng vận, rồi thoải mái mở dấu ngoặc ghi chú cho
người đọc hiểu.
Liên Xô rất đỗi tự hào
Anh Ga-ga-rỉn bay vào vũ tru (vũ trụ).
Người ta tự hỏi nếu đã biết lạc vận sao không dùng chữ khác. Cái độc
đáo của Bút Tre là ở chỗ ngang bướng đó. Nó như nói rằng, người bình
dân ít chữ chúng tôi nghĩ sao viết vậy. Một dạng kỳ dị khác của Bút
Tre là cắt ngang câu để xuống hàng. Lối hành văn này làm thay đổi
nghỉa của cả bài.
Anh đi công tác Pờ Lây
Ku dài đằng đẵng biết ngày nào ra.
Nếu 2 dòng thơ trên viết liền lại thì chẳng thấy có một tí ý tục nào
cả. Chính cái bản chất dân đen và cách dùng chữ thô lậu mà thơ Bút
Tre rất thịnh hành trong giới bình dân miền Bắc trong thập niên
1980. Bút Tre không còn là tên tác giả mà trở thành danh hiệu của
loại thơ châm biếm. Rất nhiều người, đa số ở miền Bắc và miền Nam,
đã và đang làm thơ Bút Tre. Thơ của họ được gọi là hậu Bút Tre.
Thơ tay anh viết thật bay-
bướm em trông đợi cả ngày cả đêm
Họp xong anh ghé Buôn Mê-
Thuột xong một cái lại về với em
Mời anh vào quán kara-
OK em đã mở ra sẵn sàng
Chị em phụ nữ chơi cầu-
lông bay vùn vụt qua đầu thanh niên
Lâu rồi mình chẵng yêu ai
Lâu rồi cũng chẳng có ai yêu mình.
|
|
|
|
+ kiến đen (tphcm):
Gọi là hưởng ứng thầy Đô (Đỗ)
Kiến Đen phóng mấy câu thờ Bút Tre (thơ):
Thấy bông gòn tưởng là Mây-
Hồng hào da thịt là thầy Đỗ Xanh
Thấy kẹo the ngỡ là Ngô-
Vàng vòng sính lễ tặng cô răng khềnh (khểnh)
Trường ta Trung học Kiến Tường
Mái thời ngói đỏ còn tương vôi vàng (tường)
Gái trai đến lớp học hàng-
ngày siêng năng để tới thàng kiểm tra
(tháng)
Nửa năm thi đợt lục ca- (cá)
nguyệt kỳ này phải cố ra đúng giờ
Làm lâu thầy đợi bạn chờ
Lỡ mà kém cỏi lại đờ đẫn ra...
|
|
|
|
+ tham khảo:
Di chúc của Bút Tre
Tôi dặn, tiễn tôi tới suối
vàng
Thưa kèn, giảm trống, chẳng đò ngang
Dứt đường Tây Trúc, kinh thôi tụng
Buông sách Thọ Mai, lễ chẳng màng
Xã hội, cơ quan ngừng phúng viếng
Họ hàng thân thuộc chút khăn tang
Hương thơm, đèn sáng, vòng hoa trắng
Trầm mặc, cử hành đám lễ tang
* nguồn:
Báo Tuổi Trẻ Online
|
|
|
|
+ tham khảo:
Nhà thơ lấy bút danh Bút Tre tên thật là Đặng
Văn Đăng, còn gọi là Đặng Văn Quang, quê xã Đồng Lương, huyện Cẩm
Khê, tỉnh Phú Thọ. Ông sinh năm 1911, mất năm 1987. Ông đỗ Tú tài
Triết học dưới thời Pháp thuộc, viết báo dưới thời đó với bút danh
Lục Y Lang.
Ông từng làm công tác ngoại giao với chức danh Bí thư thứ hai Sứ
quán Việt Nam tại Rumani. Sau đó ông về làm trưởng ty (bây giờ gọi
là giám đốc sở) Văn hóa tỉnh Phú Thọ. Người ta nhớ Bút Tre, không
phải vì những bài thơ trữ tình, cũng không vì thơ ông gần với những
bài ca dao, mà vì cách làm thơ, gieo vần của ông thật bất ngờ,
thường mang đến cho những người nghe sự sảng khoái sau những giờ lao
động mệt nhọc căng thẳng. Câu lục bát nổi tiếng nhất mà có rất nhiều
người thuộc khi nhắc đến ông là câu nói về Đại tướng Võ Nguyên Giáp:
Hoan hô đại tướng Võ Nguyên-
Giáp ta thắng trận Điện Biên trở về...
Thơ của ông rất trào phúng:
Làng ta có cái núi voi
Đủ cả đầu đuôi, đủ cả vòi
Voi cũng hăng say đua sản xuất
Đầu thì trồng sắn đít trồng khoai.
Nhiều người không gọi thơ Bút Tre là thơ. Chỉ gọi là vè. Nhưng dẫu
sao, lối thơ (hay vè) của Bút Tre đã cùng tồn tại với rộng rãi người
dân Việt Nam suốt nửa cuối thế kỷ 20 và có thể sẽ còn lâu hơn nữa
trong cách sống lạc quan mang lại niềm vui ngày thường cho nhiều
người Việt Nam. Một trong những câu sau cùng Bút Tre nhắn lại cho
hậu thế là:
Mai sau kẻ đoái, người hoài, mặc
Hạnh phúc hôm nay mát dạ người.
Bút Tre và các cháu nội.
* nguồn: Internet
Có thể tham khảo thêm:
*
Nỗi oan của Bút Tre
*
Một đời thanh bạch
*
Ai là cha đẻ thực sự của thơ Bút Tre
|
|
|
|
+ tham khảo:
Lối thơ Bút Tre
1. Lối vắt dòng gãy câu:
Hoan hô Đại tướng Võ Nguyên-
Giáp ta thắng trận Điện Biên trở về
2. Lối viết tắt (lối chặt từ):
Cuối cùng xin nhắc một câu
Văn hóa cơ sở là đầu chúng ta
(đầu là hàng đầu)
3. Lối để lửng:
Liên hoan có một nải chuồi (chuối)
Ra về nhớ mãi cái "buồi" hôm nay (buổi)
4. Lối hoan hô:
Hoan hô Trung tá Phạm Tuân
Bay lên vũ trụ một tuần về ngay
5. Lối biến âm để tạo vần:
Chú về công tác bảo tàng
Cũng là công việc cách màng giao cho
(cách mạng)
* nguồn: Internet
|
|
|
|
+ tham khảo:
Một số bài thơ theo phong cách Bút
Tre
Thi đua ta quyết thi đua
Thi đua ta quyết tiến lên hàng đầu
Hàng đầu rồi biết đi đâu
Đi đâu không biết, hàng đầu cứ đi.
Anh đi công tác Cam Pu-
Chia chiến lợi phẩm ở tù ba năm.
Anh đi công tác bản Mường-
Tè xong một cái lại về với em.
Hoan hô các cụ trồng cây
Mười cây chết chín một cây gật gù.
Hoan hô lực sĩ Lưu Trùng-
Dương vật nổi tiếng khắp vùng Hải Hưng.
Hôm nay ngồi học cả “buồi” (buổi)
Ăn một quả chuối gọi là tĩnh... dương (tĩnh dưỡng).
Trên cành có đậu một con
Chim mẹ to vật đang bòn (bón) chim con.
Con mèo đánh đổ cái bô
Sau đây liên khúc đít-cô (disco) bắt đầu.
Trên trời mây trắng như bông
Ở dưới cánh đồng mông trắng như mây.
Trung thu Tết của thiếu nhi
Thanh niên nam nữ ấy đi là nhiều
Chẳng may họ có làm liều
Vài ba năm nữa lại nhiều... thiếu nhi
Thế rồi lại rủ nhau đi
Bác sĩ nhiều lắm, tội chi không liều
Mấy khi có dịp làm liều
Nếu mà đi “ủng” chẳng nhiều... thiếu nhi.
Nhà tớ có con mái già
Thằng chồng nó đã thành ma lâu rồi
Thế nên “bứt rứt” chuyện đời
Nàng ta quyết định đi mồi trống choai
Một hôm gặp được gã trai
Trẻ trung bụ bẫm tràn đầy sức xuân
Nàng ta bẽn lẽn đến gần:
“Ê ku! mày thích mặc quần hay không?”
Thế là, cởi hết chạy rông
Thế là, xong dzụ kiếm chồng ô hô!
Hôm qua em đi hái chè
Gặp thằng phải gió nó đè em ra
Em lạy nhưng nó chẳng tha
Nó lại đút cái “mả cha” nó vào
Đút vào vừa sướng vừa đau
Em càng giẫy giụa, “nó” càng vào sâu
Đè em được một lúc lâu
Cái thằng phải gió đi đâu mất “hình”
Hôm sau em đi hái chè
Mong thằng phải gió... lại đè em ra.
Trẻ nào chẳng ị... vào bô
Sau đây là điệu sì-lô (slow) bắt đầu.
Nguời nào mà chẳng có lông
Sau đây bài “Lá diêu bông” hát bè.
Chim khôn chim đậu cành cao
Bướm khôn bướm đậu ngay vào... đầu chim.
Số tôi số chẳng ra gì
Vợ thì đời cũ, ti vi đời đầu
Đời đầu nên chẳng có râu
Xoa mông vỗ đít mà màu chẳng lên
Ti vi hàng xóm nhà bên
Chưa sờ đến núm đã lên ầm ầm
Ước gì trời nổi cơn giông
Để tôi sang đó ôm nhầm ti vi.
Bướm đồng động đến thì bay
Bướm nhà động đến lăn quay ra giường
Chim đồng bóp cái chết ngay
Chim nhà bóp cái càng ngày càng to.
Ta đi bầu cử tự do
Chọn người xứng đáng mà cho vào hòm.
Ở trong hang đá đi ra
Vươn vai một cái rồi ta đi vào.
Ước gì em biến thành trâu
Để anh là đỉa anh bâu vào đùi
Ước gì anh biến thành chầy
Để em làm cối (anh) giã ngày giã đêm.
Nhớ quê ra đứng đỉnh đèo
Bỗng đâu thấy một chú mèo gâu gâu.
Chưa đi chưa biết Đồ Sơn
Đi rồi mới biết chẳng hơn đồ nhà
Đồ nhà tuy xấu tuy già
Nhưng là đồ thật hơn là đồ “sơn”.
Giải quyết đúng chỗ
Thả giấy vào bồ
Giật hát hai ô! (H2O)
Thả cho đúng lỗ mới tài
Thả chưa đúng lỗ ấy tài còn non!
Còn non thì mặc còn non
Ném trật vài “hòn” thì đã làm sao?
Làm sao là nghĩa thế nào?!
Ném trật không vào là mất vệ sinh!
Vệ sinh thì mặc vệ sinh
Kỹ thuật trung bình thì chỉ thế thôi!
Thế thôi thì hãy lên đồi
Giải quyết xong rồi thì hẵn xuống đây!
Lên đồi nhớ tìm chỗ ngồi
Ngồi không đúng chỗ “nó” chồi vào mông.
Hồng đẹp là hồng có gai
Gái “đẹp” là gái... nạo thai nhiều lần.
Thứ Hai em phải đi làm
Thứ Ba em cũng vì làm phải đi
Thứ Tư làm việc nên đi
Thứ Năm càng phải vội đi để làm
Thứ Sáu em cũng phải tham
Thứ Bảy bận quá vì làm phải đi
Chủ nhật thủng thẳng nghĩ suy
Ở nhà buồn quá có khi... đi làm.
Con đò dịch đít sang ngang
Bên kia có một cái làng thò ra
Sông Cầu nước chảy lơ thơ
Có đôi trai gái ngồi hơ quần đùi
Chưa đi chưa biết Cửa Lò
Đi về mới biết nó to thế này
Chị em du kích tài thay
Bắn tàu bay Mỹ rơi ngay cửa (nhà) mình
Mấy em mặc váy đánh cầu-
lông bay phấp phới trên đầu các anh
Anh đi công tác Pờ Lây-
Ku dài dằng dặc biết ngày nào ra
Còn em em vẫn ở nhà
Cửa (nhà) mình em mở người ra kẻ vào
Tiễn anh lên bến ô tô
Đêm về em khóc... tồ tồ cả đêm"
Không đi không biết Tam Đao (Tam Đảo)
Đi thì không biết chỗ nào mà ngu (ngủ)
Một giường nó nhét hai cu (cụ)
Thôi thì cố nhịn đến chu nhật về... (chủ)
Phụ nữ thường rất hay lươi (lười)
Riêng em anh thấy là người cần... cu (cù).
Bắc Ninh có cậu Nguyễn Trùng-
-Dương, vật khỏe quá cả vùng thất kinh
Ngọt ngào bóc múi em ra
Mời nhau cặp bưởi, chút quà Hùng Đoan
Bà con toàn thể xã ta
Ðồng tâm phấn khởi giồng cà dái dê
Dái dê to mập dài ghê
Năm sau ta cứ dái dê ta trồng
Anh đi công tác Pờ-lây
Cu dài dằng dặc biết ngày nào vê (về)
Họp xong anh ghé Buôn Mê
Thuột xong một cái thì về với em
Bốn ông chung một đĩa lòng
lợn ngồi chễm chệ với thùng bia to
Nếu hết sữa, ấy thì cho bú
Hết vú này đến vú bên kia
Sữa nhiều ta phải phân chia
Hôm này vú nọ, hôm kia vú này
Ba bà đi chợ cầu đông
Vừa đi vừa nhổ lông... mày ra xem.
* nguồn: Internet
|
|
|
dnnp (11-11-2010)
|
|
Copyright © 2010 Trung hoc Kien Tuong Homepage |
|