dnnp

 

 

 

 

 

 

Từ thơ Mộtku tới thơ Độcku

 

Cuối tuần qua (6 và 7-11-2010) cả nhà thầy Đỗ Ngọc Trang - cô Nguyễn Thị Bích Thủy rời Elk Grove (California) đi dư một đám cuới ở xa, mà thầy cô được cậy nhờ làm đại diện nhà gái. Thứ Hai 8-11, thầy cô về nhà và gởi hai tấm ảnh chụp tại đám cưới. Trong đó có tấm hình cả nhà thầy, gồm thầy cô, em Đỗ Duẫn Martin (con trai) và em Hoàng Teresa Kim Thư (bạn gái của Duẫn).

 

 

Mây Hồng vốn nhạy cảm tràn trề nữ tính coi ảnh bèn đề thơ:

 

 

+ mây hồng (michigan):

 

Cô!
Gì?
Con bé
Sao?
Đẹp!


mh (9-11-2010)

 

 

 

Kiến Đen theo cái "air" của Tỷ tỷ ghẹo:

 

 

+ kiến đen (tphcm):

 

Thầy

hấp hôn?

Thầy

chủ hôn?

Thầy

cứ hôn!


(9-11-2010)
 

 

 

Thầy Đỗ Xanh nhắn Mây Hồng
 

 

+ đỗ xanh (elk grove):

 

Xin lỗi Mây Hồng, nếu "gì?" là câu hỏi về tên thì "con bé" tên là Hoàng Teresa Kim Thư
 

 

 

Mây Hồng nhận ra chư sư huynh đệ của mình đang tơ lơ mơ đoán già đoán non, bèn giải mã:

 

 

+ mây hồng (michigan):

 

Chào cả nhà buổi sáng,

Hôm rồi sau khi Sư tổ và Sư mẫu đi làm chủ hôn về, Mây Hồng có làm bài thơ để hỏi thăm. Phải công nhận mh làm thơ càng ngày càng “siêu“ cho nên Sư tổ không hiểu tác giả muốn nói gì. Ý là mh chỉ làm thơ loại Mộtku mà còn như vậy, nếu phóng bút làm loại Bốnku là thiên hạ chào thua. Thôi, xin phép được giải mã cho cả nhà cùng hiểu.

Cô! (gọi Sư mẫu)
Gì? (Sư mẫu hỏi lại)
Cô bé! (tức Sách Vàng)
Sao? (Sư mẫu hỏi lại)
Đẹp! (nghĩa là đẹp, tức hỗng phải xấu)

mh (10-11-2010)
 

 

 

Kiến Đen mắc cười quá nín hỗng nổi:

 

 

+ kiến đen (tphcm):

 

Haha, vậy là Mây Hồng Tỷ tỷ và Sách Vàng Hiền muội đi chung một xuồng rồi. Thầy Đỗ nói rằng Sách Vàng nói tiếng Việt thầy mà hiểu được chết liền. Giờ tới Mây Hồng làm thơ Mộtku thầy cũng trớt quớt luôn. Vậy thì có thể suy diễn là càng nhiều Ku (*) càng tiện dụng!
Dù sao, bài thơ của Mây Hồng Tỷ tỷ cũng bị lạc một cú Haiku. Thơ Nhấtku phải như vầy nè:

Mây
Gì?
Hồng
Sao?
Đẹp

Ngô
Gì?
Vàng
Sao?
Ngon

Đỗ
Gì?
Xanh
Sao?
Mát

 

(10-11-2010)
 

 

 

Thầy Đỗ Xanh vuốt chòm râu trắng như cuớc của mình cuời hà hà, rồi bỏ giò lái:

 
 

+ đỗ xanh (elk grove):

 

Chào buổi sáng cả nhà, ("cả nhà" là chữ của mh).
Sáng hôm nay vô tình thức dậy sớm, đầu óc còn đang cà ngơ cà ngất, đọc thơ của nhà xiệc, tức cười quá tỉnh ngủ luôn.
mh (bắt chước không viết hoa) sáng chế ra thơ Mộtku. Kiến Đen thêm ý vào để thành Nhấtku. Rồi cả hai cười khoái trá tự khen mình là siêu. Nhớ lại cũng đã thấy Ngô Vàng sáng chế ra Baku, chỉ có mình là chưa có. Vậy Đỗ Xanh tôi đành phải sáng chế ra Độcku. Nó như vầy:


N
V?
M
H?
K
Đ?


đx (10-11-2010)
 

 

 

Độcku dường như là một cách gọi "sang hóa" của thơ đánh đố thiên hạ thì phải.

 
 

+ kiến đen (tphcm):

 

Chào buổi tối cả nhà (bi giờ ở SG là 23g30 khuya thứ Tư).
Đúng là thơ Độcku nó độc thật. Nó giống như thai đố, không phải Giải mã Hầm Nắng nữa mà là Giải mã thơ Độcku. Ai muốn diễn giải ra sao tùy tâm trạng và tùy sự tương cảm với tác giả. Và bài thơ Độcku nào cũng phải kèm theo một phụ lục chú giải ý của tác giả; nếu không thì hiểu được chết liền.
Kiến Đen thử giải mã thơ Độcku của thầy Đỗ nhé:

N=Nhớ (nhớ nhau)
V=Về? (về chứ?)
M=Muốn (muốn lắm)
H=Hầm? (hầm nắng ư?)
K=Không (không phải)
Đ=Đỗ? (đỗ nguyễn gia trang hả?)

 

Dựa vào lối thơ Độcku của thầy Đỗ Xanh, Kiến Đen bèn biến tấu sử dụng các cặp tên viết tắt của các thành viên Gánh xiếc DNNP để chế thành một bài thơ Tùmlumku:

NV - MH - ĐX (Nhớ VMộc Hóa Đã Xa)
KĐ - NV - ĐX - MH (Kêu Đò Ngang Vội Đường Xa Mưa Hè)
MH - KĐ- NV (Mái Hiên Khách Đứng Nghe Ve)
ĐX - MH - NV - KĐ (Đò Xưa Mất Hút Nguời VKhông Đưa)
 

ĐX: Đỗ Xanh

NV: Ngô Vàng

MH: Mây Hồng

KĐ: Kiến Đen
 

(10-11-2010)
 

 

 

Còn đây là lời giải mã của thầy Đỗ Xanh về bài thơ Độcku của mình.

 
 

+ đỗ xanh (elk grove):

 

N    nàng (nàng Kiều)                            nẻo            nắng
V    về (có nên về?)                               vào            vui
M    mong                                            mộng
H    họa (được không?)                          huyễn
K    khúc                                              khuyết
Đ    đàn (biết người còn muốn nghe?)      đầy


đx (11-11-2010)
 

 

 

Rối rắm quá! Mất công chờ quá! Ứ thèm Ku này Ku nọ mà xài Bút Tre:

 

Lắm Ku em thích hơn nhiều

MộtKu em cứ phải khều hỏi cu (cụ)...

Nào ngờ cụ lại ĐộcKu

Một mình em biết mấy Ku cho vừa...

 

Lối làm thơ ít Ku, nói nôm na là đoản Ku, hay Ku ngắn, tạo ra những ý kiến ngược chiều. Người ủng hộ và tâm đầu ý hiệp cỡ Bá Nha - Tử Kỳ thì xuýt xoa khen rằng làm thơ quá cao siêu, bút lực thâm hậu, nói ít giải nhiều. Còn kẻ không thích thì bỉu môi: ôi mấy cái ông già, bà già hết xíu quách rồi, dạo này thở hỗng ra hơi nữa nên chỉ có thể thều thào làm thơ! Bởi vậy nên đừng có "hết hồn chưa" khi thấy thơ Nhấtku, Mộtku và Độcku được xếp vào dòng thơ thều thào!

 

dnnp (11-11-2010)
 

***

(*): Ku: tiếng Nhật (người Nhật đọc là "cư", theo âm Hàn Việt là "cú"), có nghĩa là câu. Thơ Haiku là lối thơ Thiền mỗi bài chỉ có vài câu của người Nhật. Khi du nhập vào Gia đình THKT, thơ Haiku được biến thể thành thơ "hai chữ", và "Ku" ở đây được hiểu là "chữ". Vì sao không goị là "hai chữ", "ba chữ", mà lại là Haiku, Baku...? Đơn giản vì đó là lối chơi chữ, lối đùa văn chương của những người THKT thích lối thơ tưng tửng từng tưng này, và muốn cho thấy nó xuất phát từ loại thơ Haiku của người Nhật. Vả cũng muốn "Nhật hóa" nó đi cho nó... "tếu táo hạng sang"! Thơ ba chữ mà gọi là thơ "ba chữ" thì nó chỉ là thơ... ba chữ mà thôi!  


 

 


Copyright © 2010 Trung hoc Kien Tuong Homepage