Những điều tôi biết về thầy Trần
Hữu Đức
Ngày 22-4-2010, thầy Nguyễn Hữu Thành từ
Colorado (Mỹ) gửi về tấm ảnh này với message: "Tấm hình của thầy
Trần Hữu Đức mà tôi gởi kèm đây là do
thầy Bảo Toàn chụp và cung cấp, nhân dịp mấy thầy đi dự đám cưới con
gái thầy Longine (dạy Toán từ 1974) ở Vĩnh Long, hồi tháng 2-2010.
Hy vọng THKT sẽ có thêm một người góp mặt. Chúc vui. TT Colo."
Canberra 23/4/2010
Các
em thân mến,
Tối qua truớc khi đi ngủ,
thầy ghé vào trang THKT và đọc được email của thầy Nguyễn Hữu Thành
gửi từ Mỹ nói về thầy Trần Hữu Đức. Sau đó thầy phải trả lại
computer cho con thầy làm bài rồi đi ngủ. Lúc đó là 10:30pm.
Nhưng vào giường nằm đó mà
không thể nào ngủ được. Lại thêm một đêm mất ngủ nữa (nhưng sẽ không
kiện web THKT nữa đâu, vì đã bãi nại rồi, “quân tử nhất ngôn” mà,
yên chí nghe Phước).
Đúng như thầy Đỗ Ngọc Trang
- cô Nguyễn Thị Bích Thủy đã viết: “Nếu
chúng ta gặp nhau ngoài đường, chắc không nhận ra nhau”.
Nhìn hình thầy Trần Hữu Đức, quả thực thầy không nhận ra vì đã 38
năm nay thầy không được gặp. Ngày xưa, thầy Đức dáng người cao, mảnh
khảnh với cặp kính cận dày, quần áo hơi lè phè và trông như một
người mẫu “diet” vậy. Thời gian đó chắc thầy Đức chỉ khoảng hơn 40kg
một tí.
Thầy Đức và thầy là bạn
thân, cùng học chung một lớp từ đệ Thất P đến đệ Nhị B ở THKT. Khi
lên Mỹ Tho học ở Nguyễn Đình Chiểu thì thầy Đức và thầy vẫn cùng học
chung lớp đệ Nhất B2 và cùng ở trọ chung, nằm chung giường, ăn chung
mâm với nhau mấy tháng. Có thể coi như là bạn “nối khố” vậy đó.
Thầy Đức là một học sinh
xuất sắc của cả hai trường Kiến Tường và Nguyễn Đình Chiểu, đặc biệt
về các môn Toán và Lý. Sau khi đậu tú tài II, thầy Đức theo học
chứng chỉ MGP (Toán Lý) ở Đai học Khoa học Saigon. Đây là một chứng
chỉ khó nhất của ĐHKH lúc đó và cuối năm thầy Đức đã đậu chứng chỉ
này với hạng “bình thứ”. Nếu thầy nhớ không lầm thì năm đó chỉ có
hai người đậu hạng này và không có ai đậu hạng bình cả. Hầu hết chỉ
đậu hạng thứ thôi. Nói như vậy để biết là thầy Đúc giỏi toán và lý
như thế nào! Rồi thầy Đức thi vào trường Đại học Sư phạm Saigon ban
Toán ngành Giáo sư trung học đệ nhị cấp và khi ra trường năm 1974
thì thầy về dạy ở THKT thì phải, vì gia đình thầy Đức vẫn ở Kiến
Tường. Cũng xin được mở ngoặc để nói thêm: thầy Đức là em của chị
Trần Thị Hồng Huệ, học trước thầy Đức và thầy một lớp. Chị Hồng Huệ
cũng là một học sinh giỏi của THKT, cũng học chứng chỉ MGP (Toán Lý)
ở Đai học Khoa học Saigon như thầy Đức và nghe nói cũng vào học ĐHSP
như thầy Đức vậy nhưng không biết chị có về dạy ở THKT không? Có thể
xem hình chị Trần Thị Hồng Huệ trong phần tư liệu
(Lớp Đệ Tam B (năm học 1966-1967). Mẹ của thầy Đức có một
nhà may, đồng thời cũng là trường dạy cắt may Hồng Huệ ở cạnh chợ
Kiến Tường.
Phần thầy, vì hoàn cảnh gia
đình khó khăn, khi đó mẹ thầy vừa qua đời, ông cụ thân sinh đã về
hưu mà lai còn hai em Khuê và Huệ còn đi học nên thầy phải vào học
ngành giáo sư trung học đệ nhất cấp song song với việc ghi danh học
luật. Kể từ đó thầy rất ít gặp thầy Đức và đến khi gia đình thầy về
Biên Hòa thì không gặp lại thầy Đức nữa.
Cho đến một ngày ….
Cách đây khoảng hai tháng,
thầy được một người bạn học chung lớp ở THKT cho thầy số điện thoại
của thầy Đức và cười nói: “Đức bây giờ giàu lắm, là một đại gia rồi,
nghe nói là giám đốc một công ty phân bón ở Long An”.
Thầy mừng quá, sau đó phone
cho thầy Đức. Cuộc điện đàm rất vui và thân tình. Sau khi nhân đưọc
thầy thì thầy và thầy Đức lại tiếp tục xưng hô “mày, tao” như những
ngày con mài đũng quần trên ghế nhà trường vậy. Thầy tóm tắt đại ý
cuộc nói chuyện giữa thầy và thầy Đức hôm đó như sau (có thể đúng
99% vì mới cách nay có hai tháng thôi):
Môn:
A lô, xin phép cho tôi được
nói chuyện
với
ông giám đốc
Trần
Hữu
Đức.
(Nghe âm thanh có người
nhấc
phone nhưng
không nói) và thầy
lặp lại
lần
nữa.
Môn:
A lô, xin phép cho tôi được
nói chuyện
với
ông giám đốc
Trần
Hữu
Đức.
Đức:
Xin lỗi
ai đó?
Môn:
Xin lỗi
tôi có thể
nói chuyện
với
ông giám đốc
vài phút được
không
ạ!
Đức
(giọng
hơi
nhỏ):
Ông là ai? Có chuyện
gì không?
Môn:
Tôi là Phạm
Doanh Môn bạn
nối
khố
học
ở
THKT đây!
Đức
(có vẻ mừng
rỡ):
A Môn, mày
ở
đâu vậy?
Môn:
Tao đang
ở
Úc. Bạn
X cho tao số
điện
thoại
của
mày và nói bây giờ
mày là “đại
gia” rồi!
Đức:
Đại
gia cái con khỉ
gì! Mày là Việt
kiều
thì có!
Môn
(cười):
Ê, tao không phải
Việt
kiều,
tao là “Việt
kẹo!”
nghe!
Đức
(cười):
Mới
đầu
tao tính cúp khi nghe giọng
của
mày. Mấy tay giọng như mày hay gọi
tao xin tiền lắm!
Môn
(cười):
Bây giờ
mày còn mảnh
khảnh
như
người
mẫu
nữa
không?
Đức:
Tao mập
nhiều
rồi,
gần
80kg.
Môn:
Wow. Mày hơn
tao đó. Như
vậy
mới
có dáng vẻ
đại
gia chứ!
Đức
(cười)
Môn:
Khi ông cụ
tao còn sống,
cụ
vẫn
nhắc
đến
chị
Huệ
mày. Ông cụ
nhớ
cái lần
duy nhất
mà chị
Huệ
đến
nhà tao mang cái điện tín của
mày đánh về
với
một
dòng chữ:
“Đức
bình, Môn bình, Liệt
bình thứ”.
Măc dù khi đó ông cụ
cũng vừa
biết
tin này do tao đánh điên tín về
báo tin kết
quả
đậu
tú tài II nhưng
ông cụ
vẫn
mừng.
Đức:
Mày nhớ
dai quá!
(ghi chú thêm: thời đó đìện
thoại chắc chưa phổ biến)
……………………
Sau đó chúng tôi nói chuyện
khoảng mười lăm phút rồi Đức có khách nên phải tạm ngưng.
Qua cuộc nói chuyện ngắn
ngủi này, thầy đươc biết thầy Đức không còn dạy học nữa và thầy Đức
cũng ít liên lạc với các đồng nghiệp cũng như bạn bè cũ vì quá bận.
Thầy Đức đã có gia đình và con. Có một cô con gái đang du học về
ngành commerce ở một đại học thuộc thành phố Sydney bên Úc. Thầy Đức
có xin số điên thoại của thầy và nói là vì không dùng Internet nên
không có email (thầy hơi nghi ngờ chuyên này!). Khi nhắc lại một vài
người bạn gái cùng lớp, thầy Đức còn nói dỡn đại ý “… nó đợi mày về
đó” làm thầy hết hồn, may mà không có cô ở đó. Nếu không thầy đã
phải trả lời cô một số câu hỏi rồi!
Thầy cũng định sẽ gọi nói
chuyện với thầy Đức một lần nữa nhưng chưa có dịp.
Vài dòng gửi đến các em để
nói lên sự thân thiết giữa thầy và thầy Đức. Khi nói chuyện vẫn còn
xưng "mày, tao" như ngày xưa vậy!
Thầy rất tiếc không có số
điên thoại của thầy Đức ở nhà. Thứ ba, 27/4 thầy đi làm lại và sẽ
gửi số điện thoại thầy Đức cho các em. Khi đó, các em cứ liên lạc
thẳng với thầy Đức và cứ nói là thầy Môn giới thiệu và thầy sẽ chịu
trách nhiêm chuyện này (nhưng nhớ phải cẩn thận kẻo thầy Đức tưởng
gọi xin tiền là sẽ bị cúp máy đó nghe).
Xin cám ơn thầy Nguyễn Hữu
Thành đã nhắc để tôi có dịp nhớ lại một người bạn đã học chung lớp
với tôi suốt thời gian trung học dưới hai mái trường Kiến Tường và
Nguyễn Đình Chiểu.
Thân chào các em.
Chúc các em một ngày vuị
PHẠM DOANH MÔN
(Canberra, Úc, 23-4-2010)
|