Có một chùm hoa vô
ưu
…
Vô ưu trong tiếng kinh cầu
Vô ưu trong bước em mau đến trường
…
Cách nay khá lâu, tôi đã viết mấy
câu thơ như thế và đơn giản nghĩ rằng người ta có thể tìm được sự vô
ưu một cách dễ dàng.
Hoa Vô ưu (Asoca)
là đóa hoa nở trong vườn khi Thái tử Tất Đạt Đa mới sinh
ra, là biểu tượng của ngày Phật Đản. Trong tiếng Hán Việt,
vô ưu có nghĩa là không muộn phiền, không ưu tư.
Hoa Vô ưu Asoca chụp trong
chùa Vĩnh Nghiêm (TP.HCM). (Ảnh: Nguyễn Văn Hòa)
Vô ưu là hạnh phúc của một Đạo sĩ
khi thỏng tay xuống núi, bất chợt nghe tiếng chuông chùa cùng với
những tà áo trắng tung bay…
Đôi khi trong một buổi chiều quê,
lắng nghe tiếng chuông chùa từ xa xa vọng lại; lòng ta sẽ lắng đọng
trong phút giây ngắn ngủi ấy.
Nhưng chúng ta lại dễ bị vướng
mắc vào dĩ vãng thuở thư sinh, hay một thời vàng son nào đó và cứ
thế mà tiếc nuối; bởi vì chúng ta thường phải trải qua bao vất vả
đắng cay trong cuộc mưu sinh, lòng ta luôn hoài niệm về cái thuở ấy,
cái thuở mà tâm hồn ta thật trong sáng. Vì vậy ta cứ nghĩ tuổi học
trò là vô ưu...
“Nhân chi sơ tánh bản thiện”
hay “thiện căn vốn ở lòng ta”; đó là Phật tánh trong mỗi con
người, nó xuất phát từ tấm lòng yêu thương bao la không vị kỷ, là sự
buông bỏ không cố chấp và là một trãi nghiệm của tánh Không. Đó mới
chính là sự vô ưu.
Có người đã nói rằng “nếu thay
từ Thương đế - Chân Như - bằng Sự Sống hoặc là Đạo thì các tôn giáo
sẽ đồng qui”. Thiên đàng hay Niết Bàn chỉ là một biểu tượng cho
sự giải thoát, đóa hoa vô ưu là biểu tượng của một trạng thái an
bình của tâm hồn.
Khi chúng ta trải rộng tâm hồn
mình ra trước một quang cảnh thiên nhiên hùng vĩ, lúc đó núi không
chỉ là núi mà ta thấy được chính ta và sự nhiệm mầu của Sự Sống
trong ấy.
NGUYỄN VĂN HÒA
(TP.HCM 22-8-2012)
|