Giá vàng khắp nơi trên thế giới đều tăng vọt trong
thời gian gần đây. Tuy nhiên, điều ít ai biết được là
hiện nay quốc gia nào đang sở hữu nhiều nhất thứ kim
loại có giá trị bậc nhất này?

Nếu bạn nghĩ đó là Mỹ thì bạn đã ít nhiều có lý.
Phòng két sắt tại
Fort Knox,
bang Tennessee (Mỹ), khu căn cứ quân sự tuyệt mật và
luôn được đặt trong tình trạng an ninh cao nhất thế
giới,
hiện cất giữ 4 triệu kg vàng thỏi
trong tổng số 7,4 triệu kg vàng trên toàn nước Mỹ (tính
đến thời điểm tháng 12-2007).

Fort Knox
Những nơi cất giữ vàng khác của Mỹ nằm rải rắc khắp
quốc gia này chẳng hạn như tại
hệ thống Khách sạn Money
ở Philadelphia và ở Denver, kho chứa vàng ở căn cứ West
Point, thành phố New York và những nơi khác nữa.
Nhưng Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ tại New York
(Federal Reserve Bank) mới là nơi nắm giữ nhiều vàng
nhất thế giới với 550.000 thỏi vàng được cất giữ bên
dưới khu vực nhà chọc trời Lower Manhattan, trị giá
203,3 tỉ USD.
Tuy nhiên, chỉ có 2 - 5% số vàng trên thuộc quyền sở hữu
của nước Mỹ, số còn lại là của các quốc gia khác gửi.
Song, đó chưa phải là đống vàng duy nhất của thế
giới. Trong khi vật giá tiếp tục leo thang trên toàn thế
giới thì số vàng dự trữ của các nhà băng, các quốc gia
và các trung tâm thương mại lớn ngày càng có giá trị.
Hai thành phố New York và London lưu giữ thứ kim
loại quý giá này nhiều hơn bất cứ nơi nào trên thế giới.
Tại Manhattan,
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ FED giữ vàng cho cả thế giới mà
không hề lấy đồng tiền công nào.
Người gửi chỉ tốn 1,75 USD tiền vận chuyển cho mỗi thỏi
vàng vào kho két sắt của FED.
Bộ phận hàng hóa thuộc sàn giao dịch
New York Mercantile Exchange
chuyên về những trao đổi các loại kim loại quý như vàng,
bạc, đồng và platine, và nắm giữ một khối lượng kim loại
vật lý lớn trong các phòng két sắt của họ xung quanh
thành phố New York nhằm bảo đảm cho những hợp đồng tương
lai được ký kết thông qua họ.
Hiện tại, bộ phận này nắm giữ 210.000kg vàng, tương
đương 6,8 tỉ USD và 3,8 triệu kg bạc, tương đương 2,2 tỉ
USD.
London là nơi cất giữ nhiều bạc nhất trên thế giới,
điều này không phải vì Chính phủ Anh sử dụng đồng tiền
được sản xuất từ bạc mà chính là nhờ
Ngân hàng JPMorgan dự trữ 4,4 triệu kg bạc cho
Barclays
(1 trong 3 ngân hàng lớn nhất nước Anh) để bảo đảm cho
nguồn tiền giao dịch điện tử của Ngân hàng Đầu tư
IShares.

Ngân hàng JPMorgan.

Barclays
London cũng chính là thủ đô của thế giới về
kim cương
.
Công ty De Beers, nắm giữ 40% thị phần kim cương trên
toàn thế giới, hiện đang đóng đô tại thủ đô xứ sở sương
mù.
Tuy nhiên, thành phố này giờ đã mất danh hiệu trên vì
De Beers và Chính phủ Botswana đã hợp tác để xây dựng
tại đất nước này một nhà máy khai thác và chế tác kim
cương sử dụng công nghệ hiện đại nhất thế giới với số
vốn 80 triệu USD và nhà máy này được đưa vào sử dụng hồi
tháng 3-2008. Và đây sẽ là thủ đô mới của thế giới về
kim cương.
Khác với các kim loại quí khác,
platine
(platinum, bạch kim) thực tế lại được dự trữ dưới các mỏ
chứa trước khi chúng được khai thác
(và các mỏ platine phần lớn ở Nam Phi).

Platine, có giá hơn 38 USD/gr, là nhu cầu lớn của các
nhà sản xuất màn hình phẳng, iPod và các thiết bị điện
tử gia dụng khác. Tại châu Âu, kim loại này được sử dụng
trong nhiên liệu diesel. Trên thế giới, kim loại này
không được dự trữ giống như vàng hay bạc. Duy chỉ có sàn
giao dịch Comex New York dự trữ 158kg kim loại này,
tương đương 8,9 triệu USD.
Colombia thống trị thị trường
ngọc lục bảo
(emerald)
thế giới và chính
Victor Carranza
là ông vua của thị trường đá quý này
tại Colombia. Victor trở nên nổi tiếng nhờ ngăn chặn
được các tập đoàn buôn lậu ma túy chiếm các mỏ ngọc lục
bảo trong những năm 80 của thế kỷ trước.
Tuy nhiên, năm 1998 người này bị bắt vì tội tổ chức
giết người và được ra tù năm 2002.
Gần 90% lượng
hồng ngọc (ruby)
của thế giới bắt nguồn từ Myanmar. Chính điều này đang
khiến đất nước Đông Nam Á này trở thành mục tiêu của
những cuộc tranh giành ảnh hưởng.
Năm ngoái, nhiều quốc gia trên thế giới đã lên tiếng
kêu gọi tẩy chay các vụ bán đấu giá hồng ngọc dưới dạng
thô của Chính phủ Myanmar. Đệ nhất phu nhân Mỹ hồi đó là
Laura Bush còn tuyên bố rằng việc mua các loại đá quý
hiếm đồng nghĩa với việc ủng hộ cho một số thành phần
biến chất trong Chính phủ Myanmar làm giàu bất chính.
Sau khi được khai thác, phần lớn hồng ngọc được chuyển
sang Chataburi, Thái Lan, để chế tác.
Cũng như hồng ngọc tại Myanmar,
đá
saphir
(sapphire, ngọc bích)
sau khi được khai thác tại Sri Lanka và Madagascar cũng
được đưa sang Thái Lan, và hiện ngày càng được đưa nhiều
sang Hồng Công để tinh chế.
Tuy nhiên, có một thứ kim loại có giá trị hơn bất cứ
thứ kim loại hay đá quý gì trên thế giới này, đó chính
là plutonium
.
Nhà máy Pantex của Bộ Năng lượng Mỹ tại Amarillo, bang
Texas, có 6.000 giếng plutonium.
Bạn không thể mua chúng, nhưng nếu bạn được phép mua,
bạn phải bỏ ra 10.000 USD để có được 28 gr. Và
giống như câu quảng cáo của một loại thẻ tín dụng: kim
loại này không có giá!