Ngày Rằm tháng 7 âm lịch hàng năm được suy tụng
là Đại lễ Vu lan Báo hiếu Từ nghiêm. Mùa Vu lan tượng trưng cho sự
tri ân và báo hiếu của Phật giáo.
Về nguồn gốc lễ Vu lan, bạn TK-TamMap
viết:
"Lễ Vu lan chính thức được bắt nguồn từ một bản
kinh ngắn của Phật Giáo Đại Thừa "Phật Thuyết Kinh Vu Lan Bồn", do
ngài Trúc Pháp Hộ dịch từ tiếng Phạn sang tiếng Hán vào đời Tây Tấn,
tức khoảng năm 750-801 sau Công nguyên và được truyền từ Trung Hoa
vào Việt Nam, không rõ từ năm nào.
"Chữ Vu lan, vốn phiên âm từ tiếng Sanscrit (Phạn): Ullambana, Hán
dịch là giải đảo huyền, có nghĩa là “cứu nạn treo ngược”.
"Xuất phát từ sự tích về Bồ tát Mục Kiền Liên đại hiếu đã cứu mẹ của
mình ra khỏi kiếp ngạ quỷ. Vu lan là ngày lễ hằng năm để tưởng nhớ
công ơn cha mẹ (và tổ tiên nói chung) - cha mẹ của kiếp này và của
các kiếp trước.
"Theo kinh Vu lan thì ngày xưa, Mục Kiền Liên đã tu luyện thành công
nhiều phép thần thông. Mẫu thân ông là bà Thanh Đề đã qua đời, ông
tưởng nhớ và muốn biết bây giờ mẹ như thế nào nên dùng mắt phép nhìn
khắp trời đất để tìm. Thấy mẹ mình, vì gây nhiều nghiệp ác nên phải
sanh làm ngạ quỷ, bị đói khát hành hạ khổ sở, ông đã đem cơm xuống
tận cõi quỷ để dâng mẹ. Tuy nhiên do đói ăn lâu ngày nên mẹ của ông
khi ăn đã dùng một tay che bát cơm của mình đi tránh không cho các
cô hồn khác đến tranh cướp, vì vậy khi thức ăn đưa lên miệng thức ăn
đã hóa thành lửa đỏ.
"Mục Liên quay về tìm Phật để hỏi cách cứu mẹ, Phật dạy rằng: "Dù
ông thần thông quảng đại đến đâu cũng không đủ sức cứu mẹ ông đâu.
Chỉ có một cách nhờ hợp lực của chư tăng khắp mười phương mới mong
giải cứu được. Ngày rằm tháng bảy là ngày thích hợp để vận động chư
tăng, hãy sắm sửa lễ cúng vào ngày đó".
"Làm theo lời Phật, mẹ của Mục Liên đã được giải thoát. Phật cũng
dạy rằng chúng sanh ai muốn báo hiếu cho cha mẹ cũng theo cách này
(Vu lan Bổồn Pháp). Từ đó ngày lễ Vu lan ra đời."
Về nguồn gốc nghi thức Bông hồng cài áo
trong dịp Vu lan, tác giả Tâm Huy viết rằng:
"Nghi thức Bông hồng cài áo trong dịp lễ Vu lan
(rằm tháng 7 âm lịch) là một nghi thức đặc biệt của Phật giáo Việt
Nam. Càng đặc biệt hơn, nghi thức này do giới Phật tử trẻ tuổi tại
miền Nam đưa vào Phật giáo từ hơn 40 năm về trước. Sau đó không lâu.
nó đã trở thành một nghi thức có tính cách truyền thống trong lễ Vu
lan...
"Năm 1962 sư ông Nhất Hạnh phổ biến đoản văn Bông hồng cài áo,
trong đó ông giới thiệu tục lệ cài một bông hoa trên áo trong ngày
Mother’s Day của người Nhật. Ông viết: Người được hoa trắng sẽ thấy
xót xa, nhớ thương, không quên mẹ, dù người đã khuất. Người được hoa
hồng sẽ thấy sung sướng nhớ rằng mình còn mẹ, kẻo một mai người
khuất núi, có khóc than cũng không còn kịp nữa. Tôi thấy cái tục lệ
cài hoa đó đẹp và nghĩ rằng mình có thể bắt chước áp dụng trong ngày
báo hiếu Vu lan. Ông cho biết bông hoa mà cô sinh viên người Nhật
cài cho ông trong ngày Mother’s Day ở Đông Kinh là hoa cẩm chướng,
không phải hoa hồng.
"Lúc đó Nhất Hạnh chưa phải là một tên tuổi có sức thu hút mạnh
trong giới Phật tử trẻ. Chỉ có một số nhỏ sinh viên biết đến ông.
Tuy thế, đề nghị nói trên của Nhất Hạnh được một số thành viên trong
Đoàn Sinh viên Phật tử Sài Gòn đón nhận một cách tích cực. Họ chép
tay đoản văn Bông hồng cài áo thành hàng trăm bản và cho phổ
biến ngay trong nội bộ đoàn. Lễ Vu lan năm đó (1962), đoàn Sinh viên
Phật tử Sài Gòn thực hiện nghi thức Bông hồng cài áo tại chùa Xá
Lợi: họ mời tất cả những người dự lễ nếu còn mẹ cài một bông hoa
hồng màu đỏ lên áo, những người mất mẹ cài một bông hoa hồng màu
trắng trên áo...
"Đầu năm 1965 nhà xuất bản Lá Bối ở Sài Gòn xuất bản cuốn Bông
hồng cài áo nhưng không giữ bản quyền, nên cuốn sách mỏng này
được phổ biến rất rộng qua nhiều đợt in khác nhau. Nó trở thành cuốn
sách được biết đến nhiều nhất của Nhất Hạnh.
"Năm 1967, một nhạc sĩ quen thuộc với giới sinh viên Phật tử Sài Gòn
là Phạm Thế Mỹ phỏng theo ý văn của Nhất Hạnh trong đoản văn trên,
viết bản nhạc Bông hồng cài áo. Bản nhạc này lập tức được các
đơn vị Gia đình Phật tử miền Nam đón nhận và đưa vào nghi thức Bông
hồng cài áo trong lễ Vu lan. Kể từ đó bản nhạc này gắn bó với nghi
thức Bông hồng cài áo."
Về nguồn gốc Ngày của mẹ (Mother's Day),
bạn Hồng Tuệ viết:
"Tại Mỹ, Ngày của Mẹ được tổ chức vào ngày chủ
nhật thứ 2 của tháng 5. Đây là dịp mà những người mẹ nhận được nhiều
thiệp, quà và hoa. Ngày của mẹ đầu tiên được tổ chức tại
Philadelphia, năm 1907, dựa vào ý kiến của Julia Ward Howe năm 1892
và của Anna Jarvis năm 1907. Mặc dù trước đó chưa hề có Ngày của Mẹ
nhưng vẫn có những sự kiện đặc biệt dành cho mẹ ở Hy Lạp trước đó để
tỏ lòng thành đối với Người mẹ của các vị thần, Rhea, vợ của Cronut
"Sau đó, tại Anh, vào những năm của thập niên 1600 vẫn có những ngày
gọi là Ngày chủ nhật của Mẹ, được tổ chức trong dịp lễ Phục Sinh,
vào ngày chủ nhật thứ tư. Vào ngày này, những nô lệ được trở về nhà
thăm mẹ. Việc tặng mẹ những chiếc bánh đặc biệt cùng với việc tổ
chức lễ hội cũng dần trở thành truyền thống.
"Các nước trên thế giới cũng tổ chức Ngày của Mẹ vào những thời gian
khác nhau trong năm. Tại Đan Mạch, Phần Lan, Ý, Thổ Nhĩ Kì, Úc và
Bỉ, ngày của mẹ cũng được tổ chức vào ngày chủ nhật thứ 2 của tháng
năm, sau dịp Lễ Tạ Ơn.
"Nhật cũng lấy ngày Chủ nhật thứ 2 trong tháng 5 là ngày của Mẹ
(Mother's Day). Trong ngày này, con cái thường tặng mẹ hoa cẩm
chướng đỏ (carnation) và những món quà nho nhỏ để bày tỏ lòng kính
yêu mẹ.
"Phong tục này khởi đầu từ thành phố Grafton, West Virginia (Hoa Kỳ)
vào ngày 09 tháng 05 năm 1907 và người đầu tiên lấy hoa cẩm chường
đỏ và trắng để vinh danh các bà mẹ là cô Anna Jarvis. Cô là người bỏ
cả đời ra để vận động cho một ngày lễ mẹ trên toàn quốc Hoa Kỳ để
vinh danh các bà mẹ, trong đó có thân mẫu của cô đã tận tụy nuôi 11
người con. Hôm đó là ngày chủ nhật mồng 9 tháng 5, Anna đã tổ chức
một ngày Mother's Day trong nhà thờ nhỏ tại Grafton. Khi đó,
Mother's day chưa được chấp thuận là National Holiday.
"Anna Jarvis từ Grafton, West Virginia bắt đầu cuộc vận động để tổ
chức Ngày lễ Quốc tế dành cho Mẹ. Anna Jarvis thuyết phục mẹ của bà
ở nhà thờ tại Grafton để tổ chức Ngày của Mẹ ngay dịp giỗ của bà
ngoại của bà. Thế là một loạt các nghi thức được tổ chức vào ngày 10
tháng 5 năm 1908 tại Philadelphia vào năm sau đó. Cùng với một số
người khác, Anna Jarvis cũng bắt đầu viết những lá thư vận động gửi
đến các nhà cầm quyền, thương nhân, chính trị gia để trình bày về
việc tổ chức Ngày của Mẹ và họ đã thành công. Woodrow Wilson đã làm
bảng thông cáo về việc chính thức tổ chức Ngày của Mẹ vào ngày chủ
nhật thứ 2 của tháng 5 từ năm 1914.
"Các nước phương Tây có khởi nguồn phong tục ngày của Mẹ (Mother’s
day) vào sau dịp Lễ Tạ ơn, vì hầu hết họ theo Thiên Chúa giáo, và
dùng hoa cẩm chướng đỏ và trắng là theo truyền thuyết Ki tô giáo,
hoa cẩm chướng sanh ra từ những giọt nước mắt của Đức mẹ Maria lúc
bà theo chân Chúa Jesus trên đoạn đường vác thánh giá. Vì vậy, hoa
cẩm chướng tượng trưng cho tình yêu bất tử của người Mẹ. Và trong
ngày lễ là các con tặng quà, hoa, thiệp và bánh cho Mẹ (chứ không
phải tặng nhau)."
Bạn có thể download
bài hát này về lưu ở máy tính của mình để nghe lại tùy thích bằng cách
click chuột vào
Downloadrồi chọn Save As
hay Save File.
Nhạc phẩm:
Bông hồng cài
áo
Sáng tác: Phạm Thế Mỹ
Biểu diễn: Khánh Ly
Một bông Hồng cho em
Một bông Hồng cho anh
Và một bông Hồng cho những ai
Cho những ai đang còn Mẹ
Đang còn Mẹ để lòng vui sướng hơn
Rủi mai này
Mẹ hiền có mất đi
Như đóa hoa không mặt trời
Như trẻ thơ không nụ cười ngỡ đời mình
không lớn khôn thêm
Như bầu trời thiếu ánh sao đêm Mẹ,
Mẹ là dòng suối dịu hiền Mẹ,
Mẹ là bài hát thần tiên
Là bóng mát trên cao
Là mắt sáng trăng sao
Là ánh đuốc trong đêm khi lạc lối Mẹ,
Mẹ là lọn mía ngọt ngào Mẹ,
Mẹ là nải chuối buồng cau
Là tiếng dế đêm thâu
Là nắng ấm nương dâu
Là vốn liếng yêu thương cho cuộc đời
Rồi một chiều nào đó anh về nhìn Mẹ
yêu,
nhìn thật lâu
Rồi nói, nói với Mẹ rằng
"Mẹ ơi, Mẹ ơi, Mẹ có biết hay không ?"
Biết gì ?
"Biết là, biết là con thương Mẹ không
?"
Đóa hoa màu hồng vừa cài lên áo đó anh
Đóa hoa màu hồng vừa cài lên áo đó em
Thì xin anh, thì xin em
Hãy cùng tôi vui sướng đi
Hãy cùng tôi vui sướng đi
A rose for your
pocket
A red flower for you, sister
A red flower for you, brother
And a red flower for those, who still have mother
So that you will be happier
One day, when your beloved mother passesed away,
Like a flower without the sun,
Like a child without smiles,
You will think you can’t grow up any more
It will be like the night sky without stars
Mother is a gentle stream
Mother is a fairy song
A shade on a hot day, the moon and the stars
A torch lighting the way at night
Mother’s like delicious sugar cane
Mother’s like a bunch of bananas, a bunch of areca nuts,
Sound crickets at night, sunlight on the mulberry field, a
treasure of love in life
One everning, when you are back home,
look at your mother for a longtime, then ask her this
question :
“Mother, do you know something ? “
“What dear ? “
“Do you know that I love you ?”
This red flower, just placed on your lapel, brother
This red flower, just placed on your lapel, sister
Brothers and sisters, please be happy
Please be happy ! (TNH)
Tác phẩm tìm được trên Internet. Kính mong các tác giả cho phép
chúng tơi chia sẻ trong Gia đình THKT.
Nếu bạn đang sử dụng trình duyệt Web Firefox mà không
thể nghe được bản nhạc này, xin vui lòng click vào đây
để tải file Plug-in về save vào một thư mục nào đó trong
máy tính. Sau đó, đóng (Exit) Firefox lại, chạy file
wmpfirefoxplugin.exe mới tải về để cài đặt. Mở lại
Firefox để sử dụng.