|
Buồn vui nghề nghiệp Phó Cạo
* tùy bút
Nhiều
khi tôi không biết tên thật của mình là gì, bởi lẽ mọi nguời cứ đặt
quá nhiều tên cho tôi, cũng ngồ ngộ. Nhưng tôi rất thích cái tên Phó
Cạo vì đúng với nghề nghiệp của tôi hiện tại. Đó là cái tên mà nguời
bạn thân nhất đời của tôi đặt cho mà khỏi cần phải chè xôi chi cả.
Đúng ra là anh chứ không phải là bạn, đó là anh Dấm của tôi. Anh Dấm
đặt tên cho tôi nào là Thợ Cạo, nào là Cà Lăm, nào là Lé..., nào
là... nhưng tôi thích cái tên Phó Cạo. Riêng anh cũng có nhiều tên
lắm, tôi thì thích kêu là Dấm, nghĩ chắc ông bà cố tổ cũng tha thứ
cho đàn con cháu không còn nhớ tên "cúng cơm" của mình. Tôi thương
anh Dấm của tôi lắm vì anh là nguời hiểu tôi, anh thuờng an ủi tôi
những lúc tôi buồn, anh biết chọc tôi cuời đúng lúc, khi có cái gì
nan giải, tôi hay tâm sự và anh giúp ý kiến cho tôi. Nghe cô tôi
nói, hồi nhỏ, anh Dấm học dở ẹc, cứ bị ăn hột vịt lộn hoài, lớn lên
càng thích ăn hột vịt lộn, tôi thì không biết ăn hay đúng hơn là sợ,
thế mà anh Dấm cứ mua cho tôi ăn bảo là bổ lắm, tôi sợ quá bỏ chạy
xa. Đã vậy còn luời nữa, tóc thì sáu tháng mới đi cắt một lần, khi
anh buớc vào tiệm không ai nhìn ra cứ tuởng "Tarzan" xuất hiện.
Nhưng tội nghiệp anh Dấm lắm, anh đang mắc một căn bệnh mà bác sĩ đã
“bó tay”, đó là bệnh “ấm ức”! Ấm ức nhiều chuyện lắm tôi không nói
ra đuợc, nhiều lúc tôi muốn nói hai chữ "đáng đời!" nhưng thôi, dù
sao cũng là anh em.
Tôi không biết tôi đã đến với cái nghề này từ bao giờ, mà bây giờ
thật là gắn bó, bây giờ tôi rất là yêu thích, đó là nghề hớt tóc mà
anh Dấm tôi bảo là Thợ Cạo hay Phó Cạo! Ngày xưa nguời ta thuờng bảo
làm nghề thư ký là cạo giấy, bây giờ tôi cũng cạo, mà cạo... tóc, ôi
hãnh diện làm sao! Bất cứ làm nghề gì cũng có buồn vui, tôi cũng có
đầy buồn vui trong nghề nghiệp!
Sau
chín tháng đến truờng, sau hai lần đi thi, tôi mới lấy đuợc cái
bằng, trời ơi mình không bà con với chữ, mà học bài theo kiểu từ
chương giống như ngày xua học để thi Tú tài, chữ ngoại quốc nào phải
chữ Việt Nam cho nên đến lần thứ hai tôi mới đậu. Khó là phần lý
thuyết chứ phần thực hành thì dễ hơn nên tất cả mọi nguời ai cũng
chỉ thi một lần thôi. Ở Mỹ, tôi có đuợc hai cái bằng cũng ta đây
lắm, một là bằng lái xe, hai là bằng... tóc, thì cũng là bằng, cũng
có mộc nổi, cũng có chữ ký... nghĩ lại mình "hay" ra phết! Rồi đến
khi chính thức đuợc đi làm, ôi! "ba chìm bảy nổi chín cái linh
đinh!", rõ "đời không như là mơ nên đời thuờng giết chết mộng mơ!".
Học ở truờng những dụng cụ thật đơn giản chỉ cần hai cái "tông-đơ"
(một lớn, một nhỏ) và sáu cái "go" (attachment combs), một cái kéo,
ba cái luợc là đủ; nhưng khi đi làm, tôi phải sắm đủ thứ lỉnh cà
lỉnh kỉnh, tông-đơ đủ loại lớn bé, kéo thì ít nhất phải hai cái, rồi
kéo tỉa nữa, máy sấy tóc, nào keo xịt tóc, nào gel, nào... còn nhiều
nhiều nữa tôi cho vào một vi-la ủa va-li, đi cắt tóc mà tuởng là
mình đi "xuất ngoại" không bằng. Vạn sự khởi đầu nan, quả thật là
đúng! Ngày đầu đi làm, tôi vui lắm vì mình có đuợc chỗ làm, chỉ sợ
lính
mới quá nguời ta không dám nhận, tôi có nhỏ bạn thân cứ đòi mở tiệm
bán nón gần chỗ tôi làm, lòng "tự ái" nổi dậy trong tôi, tôi nhất
định phải cố gắng không thì nhục "chí nữ nhi đại truợng thê lắm".
Thậm chí khi tôi order thuốc của bác sĩ Morita, ỗng hỏi tôi làm nghề
gì, tôi vui vẻ trả lời - Hớt tóc!, ông ta cuời và nói với tôi: “Chỗ
đó có ai mở tiệm bán nón chưa? Để tôi lại xin mở tiệm bán nón chắc
là khá lắm.” Rồi ông ta cuời khà khà nữa. Tôi nhớ mãi nụ cuời của
ông ta, chắc là đến hết kiếp này. Không phải chuyện của ông, tôi đâm
nổi quạu nhưng vẫn cuời "duyên dáng"với ông ta.
Tôi rất hãnh diện với cái nghề của mình dù không phải nghề gia
truyền ba đời nhưng tôi rất thích vì mình làm đẹp cho nguời, cho
đời, mình cảm thấy vui làm sao! Cầm "mảnh bằng" trong tay, tôi đi
xin việc (đừng hiểu lầm kỹ sư nha), tôi đuợc bà chủ vui vẻ nhận mà
không hề hỏi han về kinh nghiệm, tôi mừng quá và cứ nói thầm: “Hớt
tóc có thể làm nguời ta bị "trọc " như chơi, và có khi phải quỳ lạy
xin lỗi khách, sao có nguời nhận mình còn dễ hơn đi xin việc ở hãng
của Mỹ, họ cứ đòi phải có năng khiếu, phải có kinh nghiệm, thế là ta
chọn đúng nghề rồi!” Tôi vui lắm, tiệm tóc có tên là Great Styles
nghe cái tên là thấy hết hồn hết vía nhỡ mình cắt xấu thì sao, cho
nên tôi rất là sợ, nhưng chị chủ tiệm có lẽ đọc đuợc nỗi hoang mang
của tôi, chị trấn an:
- Không sao, em đừng sợ, căn bản mình học trong
truờng thì cứ đem ra áp dụng, cứ cắt từ từ, hãy bình tĩnh lắng nghe
ý của khách, qua nguời khách thứ hai là quen thôi.
Quả thật không đơn giản tí nào vì ngoài "cạo trọc" ra còn nhiều kiểu
cắt như: regular hair cut rồi còn có skin fade, flat top, crew cut,
mushroom cut, full hair cut, taper cut, spike v.v... đồng ý là khi ở
truờng có thực hành mỗi kiểu tóc, nhưng khách đến truờng để cắt khác
với khách "ngoài đời" (tụi tôi thuờng nói vậy) , vì ở truờng lỡ có
hư thì có thầy cô sửa còn... tôi đâm lo lắng! Rồi với thời gian, tôi
quen với nghề này, xui cho những nguời khách đầu tiên, nhưng chẳng
ai nói gì, có lẽ họ "lịch sự", vậy mà cũng cho 2 đồng tiền "tip" -
tiếng lóng tụi này thuờng kêu là tiền "tê". Ôi cầm hai đồng tiền
"tê" trong tay mà tôi thấy hổ thẹn thay vì mừng, chỉ vài giây suy
nghĩ... đây là công sức lao động của mình, một cái tóc chỉ muời
đồng, đuợc cho hai đồng thì tỷ lệ 20% chớ đâu có ít, tôi bỗng thấy
vui vui. Một hôm có nguời khách sau khi xong, ông ta đưa tờ giấy hai
chục đồng, tôi lui cui lấy tiền để thối, vì lính mới nên chưa quen
với cái máy tính tiền, khi ngẩng lên thì ông ta đã nói bye lady mà
còn hẹn lần sau, tôi bỗng nói bằng tiếng Việt một cách vô tư:
- Còn tiền thối!
Chị chủ tiêm bảo:
- Em gặp Thần tài rồi.
Wow! Sao sộp thế! Thỉnh thoảng tôi cũng gặp Thần tài nên cảm thấy
mình khỏi phải tặng nón cho khách nên mừng lắm. Sau gần một năm làm
ở tiệm Great Styles, tôi thấy thích, từ đồng nghiệp, đến chủ và
khách nguời nào cũng tốt, cũng dễ thương, nhưng (lại nhưng) từ nhà
tôi đến tiệm khá xa, đuờng xa lộ lớn nhiều xe cộ, khi trời tuyết thì
eo ơi, sợ lắm! Bởi vậy có nguời bạn giới thiệu một tiệm khác gần nhà
và đang rất cần thợ, tôi bèn hỏi qua chị chủ tiệm, chị không muốn
cho tôi đi vì chị muốn tôi ở lại để chị chỉ thêm những kinh nghiệm
trong nghề. Cuối cùng tôi cũng đuợc đến làm chỗ mới, gần nhà hơn,
lại là thành phố lớn của một quận lớn trong tiểu bang này, thật ra ở
đâu cũng được, nhung dĩ nhiên chỗ nào "bảnh" hơn, ai lại không ham!
Thế
là tôi đến với tiệm Master Barber, đó là tên của tiệm thôi chớ tôi
chỉ là thợ quèn không có Master mác-tiếc gì cả. Quái lạ tại sao tiệm
tóc nào cũng có cái tên rùng rợn quá, thật là ngại ngùng và thẹn
thùng. Nhỏ bạn tôi nó cứ chọc quê hoài, may mà anh Dấm tôi không
biết tên của tiệm nên tôi không bị chọc. Những tháng ngày làm ở đây
thật là vui vì tiệm đông thợ, lại đông khách, hơn nữa thợ toàn là
trẻ trung nên tụi nó "quậy " vui ơi là vui, ngày nào cũng cuời mỏi
cả "tông-đơ hàm"! Làm ở đây, tôi thuờng gặp Thần tài lắm, nhưng tụi
nó đâu có kêu là Thần tài như ở Great Styles mà gọi là Cá, tiệm này
giá là muời ba đồng một cái tóc, nguời khách đầu tiên của tôi sau
khi xong đưa cho tôi hai chục đồng rồi ông ấy đi luôn, tôi nói thầm:
Mình gặp Thần tài "độ mạng", vui nhỉ.
Liêm một đồng nghiệp mới của tôi bảo:
- Bà đuợc con “cá mập” đó!
- Gì cá mập?
- Hai chục không lấy tiền thối là cá mập.
Thì ra thế, tôi phì cuời vì cái ví von hóm hỉnh của đám thợ trẻ này,
tôi hỏi:
- Năm đồng là cá gì?
Cả đám la lên một luợt:
- Cá đuối.
Rồi nhỏ Mai nói tiếp: “Bốn đồng là cá phi, ba đồng là cá rô, hai
đồng là cá lòng tong, một đồng là cá chốt, không cho đồng nào là cá
bống trứng.”
Tôi hỏi:
- Nếu khách cho nhiều hon hai chục thì là cá gì?
Nhỏ Phụng trả lời tỉnh bơ:
- Cá voi! Có khi cá mập mập hihihi!
Tôi cuời, hóa ra thợ cắt tóc cũng là thợ "câu cá", tôi thấy ngồ ngộ
nên kể cho anh Dấm tôi nghe, anh chọc quê tôi: “Cá sống nhờ nuớc,
barber sống nhờ cá, ăn cá nhiều coi chừng mắc cổ!” (Sau này tôi mới
biết vì anh ta không thích ăn cá, nên thấy tôi có cá nhiều, anh ta
ganh tị!). Có khi anh ấy hỏi tôi giọng móc lò: “Hôm nay em đi câu
đuợc cá gì?” Tôi tức lắm, đâu phải vì cá mới làm, nhưng mà nếu là cá
bống trứng thì "không mấy gì vui". Ở tiệm này hầu như chúng tôi ít
khi có cá rô, cá chốt hay cá bống lắm, thuờng thì cá mập và cá đuối,
nên chúng tôi có cá mà đổi lấy quà vặt. Láng giềng của tiệm tôi toàn
là nhà hàng, và quán, tiệm, nên cứ ăn và ăn vào những lúc có hơi bị
vắng khách, cắt tóc đợi tới "tua" đã đành, đằng này đi mua quà vặt
cũng "chia tua", không ai thiệt thòi, dù sao cũng có cá để xài. Mấy
con cá cứ hành chúng tôi, tuy nhiên chúng tôi rất vui không bao giờ
ngưng tiếng cuời. Khi cắt tóc thì phải gợi chuyện với khách, nhiều
khi chả biết nói gì, nếu có lễ lộc nào thì cứ xoay quanh đề tài của
lễ đó, hay có những môn thể thao nào, khách có nói, mình phải ráng
ậm ừ theo. Nếu là những môn như bóng rổ, bóng chuyền, hay đá banh,
tôi còn biết, còn tới môn football kể nhu tôi bù trất, tuy nhiên
cũng phải ráng học hỏi chút ít để làm bộ ta đây quan tâm môn "banh
cà na" vô địch của Mỹ.Tôi nhớ mãi mùa Football 2006, khách có vẻ
quan tâm đến trận Super Bowl, nguời nào cũng nóng lòng cho đội mà họ
ủng hộ, thỉnh thoảng có ông khách hỏi tôi thích đội nào, tôi đâm ú
ớ. Thế là tôi đi hỏi một chú làm chung và chú đã dạy tôi như thế
này:
- Bây phải ráng nhớ có hai đội, cứ hỏi khách "go Bear" hay "go Colt"
là đuợc.
- Bear là sao, Colt là sao hả chú?
- Thì cứ nói như vậy khách nó hiểu, hình như Bear là đội thuộc
Chicago, còn Colt là của Minneapolis gì gì đó, chỉ cần "go Bear” và
“go Colt" đủ rồi.
Tôi nghe lời và hỏi y như vậy, trời bất dung gian, gặp ông khách ổng
nói một hơi, tôi không hiểu gì cả, tôi cứ bảo là tôi "go Bear". Cả
tiệm cuời quá chừng, tụi nó chọc tôi là giỏi quá, làm tôi quê dễ sợ!
Đến nay thì tôi tìm hiểu và học hỏi nên biết sơ sơ về những trận hấp
dẫn, sôi nổi, biết phân biệt đội nào mạnh, đội nào yếu,còn biết
Redskins, Ravens, Dolphins, Cowboys v.v... trời đất, thợ hớt tóc mà
phải tích lũy nhiều kiến thức quá phải chăng vì mấy con cá? Vậy thì
đau lòng vô cùng!
Ba năm làm ở Master Barber, tôi có đuợc một ít khách gọi là "chờ",
tình cảm của thợ và khách, thợ và thợ càng thân thiết, chúng tôi rất
thân nhau cùng chia sẻ những vui buồn, khi có một nguời đi vacation
thì những nguời còn lại "gồng" mà làm không đuợc nghỉ, vì thuờng mỗi
đứa chúng tôi chỉ làm năm ngày một tuần thôi. Tôi tự nhủ:
- Mình cứ ở đây làm, không khí quá thoải mái, ai cũng tốt, dễ gì tìm
đuợc chỗ làm giống như ở đây.
Cô bạn làm chung thuờng nói với tôi:
- Làm ở đây vui quá hả chị, mình ở cho tới nghỉ hưu luôn hén chị.
Nghe tới tuổi hưu mà thấy ngán gì đâu, thời gian qua mau, tuổi già
xồng xộc tới, tôi không dám nghĩ, thôi cứ vui với mấy "con cá" cho
qua ngày đoạn tháng.
Như
tôi đã nói "đời không như là mơ...". Một ngày đầu mùa Xuân con én
đưa thoi của năm 2008, chủ tiệm Master Barber đến (vì bà chủ có tất
cả là 4 tiệm cùng mang một tên, tôi làm tiệm số 2) và thông báo cho
chúng tôi hay là nguyên khu shopping center này sẽ remodel, và tiền
rent hàng tháng sẽ tăng gấp đôi. Bà bảo sẽ kiếm chỗ khác rẻ hơn mà
mở tiệm, chỗ này bà trả lại cho chủ đất, dù bà biết ở đây đông
khách. Chúng tôi chỉ còn "fishing" ở đây trong vòng 6 tháng nữa thôi
là vĩnh biệt cá mập, cá đuối... Đứa nào cũng không vui, không phải
vì mấy con cá, nhưng tình cảm giữa bạn bè, giữa khách và thợ, ai lại
không buồn. Chủ đành đoạn trả lại chỗ này cho chủ đất, và đãở tiệm
mới rất xa chỗ này, đám thợ không ai theo vì xa và tiệm quá mới, thế
là bọn tôi "xách bằng" đi xin việc nữa....
Duyên phận lại đến với tôi, tôi vào làm ở Sport Cuts Barber shop!
Tiệm này không xa nhà tôi lắm, nghe cái tên tôi nghĩ ngay chủ tiệm
chắc là một cây thể thao, môn nào cũng am hiểu, tôi thấy vui vui.
Quả đúng như tôi nghĩ trong tiệm trang trí toàn là hình những vận
động viên thể thao tên tuổi, có lẽ chủ tôi thích đội Redskins nên từ
ngoài cửa nhìn vô là thấy cái bảng "GO SKINS" chần dần. Tại đây
chúng tôi có tất cả 5 thợ, ai cũng vui vui vẻ vẻ cả (chắc tại cái
nghề này khiến cho con nguời quên đi sầu muộn), vui là tôi thích
rồi. Tiệm này khá đông khách, chúng tôi mỗi đứa chỉ làm năm ngày
giống như tiệm cũ, nhung giá cả ở đây thì lại cao hơn, làm lại từ
đầu đi em, tôi nghĩ vậy, chả biết câu ở đây có nhiều cá như ở Master
Barber không, điều này không quan trọng, mong là có khách thì mừng
rồi, làm nghề này thấy sao "quải quá"!
Một hôm, sau khi cắt xong ông khách với giá 15 đồng, ông ta đưa tôi
25 đồng rồi ông bỏ đi không đợi nghe tiếng cám ơn của tôi, chợt Minh
lên tiếng:
- Ông này sỉ nhục chị nặng quá, quăng 25 đồng rồi đi không nói tiếng
nào.
Tôi ngơ ngác không hiểu Minh nói gì, tôi có làm gì đâu mà ổng sỉ
nhuc tôi, thấy tôi có vẻ lựng khựng, nó cuời và bảo:
- Chị biết sao không, ông nào đưa tiền mà đi luôn không lấy tiền
thối là sỉ nhục mình, còn ông nào trả tiền mà đứng đợi lấy tiền thối
và cho 2, 3 đồng là sĩ diện minh. Chị hiểu chưa? Ở đây chỉ có hai
hạng sỉ nhục và sĩ diện. Em thì ai nói gì nói, không cần sĩ diện, cứ
sỉ nhục là em chịu.
Nói xong nó cuời thích thú làm như là lời giải thích của nó cao siêu
lắm.
Thì ra vậy, tôi phì cuời, mỗi nơi có cái vui riêng, tôi bắt đầu làm
quen môi truờng mới có bị sỉ nhục và đuợc sĩ diện. Tôi kể cho anh
Dấm tôi nghe, có lẽ anh thích nên tôi thấy anh cuời hề hề, một hôm
tôi đọc e-mail của anh Dấm mà tôi cứ cuời bởi vì anh Dấm viết: "Chúc
em bị sỉ nhục thiệt nhiều!". Nếu ai lạ mà nhìn thấy chắc là ngạc
nhiên với câu chúc của anh Dấm tôi, ai đời khùng quá, nguời ta mong
mình bị sỉ nhục mà toe miệng cuời. Dần dần tôi cũng bớt buồn vì xa
Master Barber, phải làm quen với môi truờng mới, phải làm quen với
khách, quan trọng là mối quan hệ với đồng nghiệp, ở đây tôi thấy dễ
chịu, mọi nguời ai cũng vui vẻ, nên tôi thấy thích môi truờng mới
này.
Một
bữa nọ, tôi đang cắt tóc cho khách thì bạn của tôi tên là Lệ Tiên,
tên chị đẹp vây mà anh Dấm tôi dám đổi lại là Tiền Lẻ, chị này là
giáo viên, chị gọi cho tôi và báo cho tôi hay chị bị bệnh và phải
vào emergency, tôi lo lắm định xin về sớm để vào bệnh viện thăm chị
ấy. Nhung ngày hôm đó lại đông khách, tôi không thể về sớm , khoảng
ba tiếng sau chị lại gọi tôi và bảo tôi yên tâm vì chị không có bệnh
gì, chị kể tôi nghe làm hôm đó tôi có một trận cuời nghiêng ngã. Số
là hôm đó là sinh nhật của một giáo viên khác, cô ta mời chị và một
số giáo viên đi ăn, bỗng một cô nhìn thấy lòng bàn tay trái của Tiên
xanh lè một màu xanh thật đậm, la lên:
- Tay bạn sao vậy?
Tiên nhìn vào tay và giật mình: - Tôi không biết sao nữa chắc tôi bị
dị ứng, ôi tôi sợ quá các bạn ơi!
Mọi nguời vây quanh lo lắng, và họ đã đưa chị vào phòng cấp cứu của
bệnh viện gần đó. Bác sĩ khám và làm mọi thứ nhưng vẫn không tìm ra
bệnh, chị cũng không thấy đau đớn ở tay, bỗng ông bác sĩ cầm tay chị
lên nhìn kỹ và hỏi:
- Bà có bị đau gì không?
- Không.
- Bà nói cho tôi biết sáng nay bà đã làm gì với đôi tay này.
Chị suy nghĩ một lúc rồi nói:
- Không, sau khi tan dạy, tôi đi ăn với các bạn của tôi.
- Bà nhớ lại bà có cầm vật gì có màu xanh hay không?
- Không.
Bác sĩ cho biết là lòng bàn tay của chị không bị gì cả mà là dính
phẩm màu. Chừng đó chị mới vỡ lẽ, hèn chi bóp tay không thấy đau, và
chị nhớ lại, sáng hôm đó trời mưa lớn chị đi dạy bị uớt, lạnh nên
trong lúc học sinh làm bài, chị soạn bài trên computer, tay phải thì
gõ, tay trái chị để giữa hai đùi cho đỡ lạnh. Không ngờ vì mắc mưa
nên quần chị hơi ẩm, phẩm màu từ quần dính đầy lòng bàn tay mà chị
không hay, cho đến khi bị phát hiện. Sau khi trở về, chị mới gọi cho
anh Hùng (chồng của chị ấy) kể cho anh ta nghe hòa cùng tiếng cuời,
anh Hùng chỉ nói có một câu rồi cúp máy không một lời từ tạ:
- Thật còn tệ hon vợ thằng Đậu!
Ôi , hôm đó chúng tôi có một trận cuời muốn vỡ bụng luôn.
Thuờng đi làm, chúng tôi lãnh lương vào chiều thứ bảy, chúng tôi làm
ăn chia nên mỗi tuần tiền lãnh không giống nhau, nhưng với Sport
Cuts Barber shop này hoàn toàn khác hẳn, chúng tôi làm thì tiền ai
nấy giữ, đến chiều thứ bảy chủ mới đến và lấy tiền, bởi vậy cô Hồng
(bà chủ tôi) lần nào đến cô cũng nói một câu rất là có duyên và dễ
thương:
- Mong đến thứ bảy ra gặp các cháu rồi lãnh lương luôn thể.
Chúng tôi cuời ồ lên, thật là nguợc đời, thợ lại phát luong cho chủ!
Tôi thật sự thích ở đây vì rất là thoải mái, khách quá dễ thương,
không phải thương vì mình "bị sỉ nhục" mà ở đây có sự gần gũi,
thương yêu, nhường nhau cùng làm. Trong "đời" làm Phó Cạo của tôi có
kiểu tóc khó là flat top thế mà tôi không sợ, trim beard hay
mustache tôi cũng không sợ, mà tôi sợ nhất là "cạo" sạch sẽ tóc
trong tai và mũi của mấy ông già! Tôi ghét nhất là kiểu tóc Mahowk
mà lũ thợ chúng tôi gọi là kiểu "con thuồng luồng", truớc khi sấy
tóc cho khách, tôi thuờng dùng máy sấy để thổi những bụi tóc bám vào
đầu, tay phải tôi cầm máy thổi, tay trái tôi vò vò trên tóc, đây là
động tác mà tôi thích nhất trong nghề thợ cạo của tôi.
Không biết đã ổn định chưa hay còn phải bôn ba nữa? Thầy dạy tôi
thời trung học có bài thơ "Ấm áp" thật hay, tôi cứ đọc đi đọc lại
hoài cho đến khi thuộc, tôi khoe với anh Dấm của tôi thì anh lại sửa
lời làm tôi tức phát khóc :
"Ấm áp không phải là 6 tháng một lần đi hớt tóc, mà là lúc tựa đầu
vào tay thanh nữ barber. Ấm áp không phải là lúc phó cạo ngồi mơ cá,
mà là lúc bôi brilliantine lên đầu của khách trọc. Ấm áp không phải
là chọc phó cạo cuời khi khi dao đang kề cổ, mà là kể chuyện vui cho
phó cạo khi đang lấy ráy tai. Ấm áp không phải là đuợc hớt xong chỉ
cuời duyên dáng rồi bước ra khỏi tiệm, mà là đôi bàn tay barber xoa
tờ giấy 10 đồng buộc-boa ...". Có tức không chứ,cái gì anh Dấm tôi
cũng nói đuợc hèn chi hồi đi học toàn là bị ăn "hột vịt lộn"!
"Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh", ông bà ta nói thật đúng, tôi rất
hài lòng với nghề của tôi, một nghề thật là tầm thuờng không có tên
tuổi trong xã hội, nhưng dù sao tôi cũng làm cho mọi nguời đuợc vui,
không phải vì Thần tài, hay cá mập, cá voi, hoặc ham bị sỉ nhục mà
mình cố gắng làm. Ở đây tôi chỉ muốn đóng góp chút công sức để làm
đẹp cho nguời, và mình cảm thấy ngủ ngon sau một ngày làm, không lo
âu hay suy nghĩ. Buồn vui của tôi chỉ vậy.
LÊ THỊ HẠ ANH
(Maryland, tháng 4-2011)
* Các ảnh minh họa do tác giả cung cấp. |
|