|
Hội thi Tạp văn có vần THKT 2011

|
Bày chuyện thi thơ, họa thơ, coi
mòi bà con mình hỗng có hạp. Chỉ có mấy vị làm biếng
viết câu dài, quen lối viết nhát gừng, chặt to kho mặn
(rồi hí hửng kháo nhau là “thơ đó”) mới tham gia. Ít quá
thì mất vui. Tháng 5 này, ta mở hội thi viết tạp văn đi.
Nhưng có luật là bài văn không quá 300 chữ và toàn bài
chỉ dùng một vần khi ngắt câu. Kiến Đen làm nháp hén:
Tụng khoai lang của thầy Ngô Vàng
Sau những chuyến đi bán bắp vàng,
thầy Ngô Nguyên Soái nghỉ xả hơi bằng thú vui viết tạp
bút chuyện gia đình bà Tám Tàng,
tuy dung dị mà có tiếng vang.
Sáng qua thầy lót lòng bằng một tô tượng cơm
rang, uống cạn một ly cối
trà xanh, rồi đâm no
ngang. Thầy ra quốc lộ đi
lang thang, tắm những lọn
nắng sớm óng vàng. Bỗng đâu
có một cô nàng, quấn chiếc
xà-rông chạy chỉ vàng, đạp
xe chạy ngang, khiến cho
thầy ngỡ ngàng. Tối về thầy
Ngô mơ màng, nhớ lại thời
còn ở làng, thầy vừa trẻ
lại giỏi giang, biết bao
thôn nữ nhìn thầy mà nước miếng nhểu hai
hàng. Bây giờ bởi gánh nặng
thời gian, da thầy bị
nhăn, mắt đổ hào
quang, lỗ tai bị đứt giây
đàn; ngày xưa thầy giỏi
giang, nay mần chuyện gì
cũng dở dang, nhiều phen
tức muốn ói gan. Lòng dạ
ngổn ngang, thầy gọi điện
qua Đỗ Nguyễn Gia Trang,
cầu cứu đại huynh Đỗ Ngọc Trang,
hỏi xem ngồi thiền liệu có làm cho mình thêm
hăng? Rồi quay về thầy Hòa
ở Song Nguyễn Gia Trang,
hỏi tu đạo có giúp mình trở lại giỏi
giang? Hai ông thầy thiếu
điều muốn la làng, bụng
nghĩ rằng thầy Ngô Vàng,
tuổi mấp mí rồi mà vẫn chưa dứt cái nghiệp chướng làm
tàng. Nhưng nghĩ tình bạn
dạy chung một học tràng,
nên gởi cho thầy Ngô một chiếc tụng
bàng, đựng đầy những củ
khoai lang!
KIẾN ĐEN
(TP.HCM 7-5-2011)
|
|
|
Toi van vui quyen luyen. khong bao gio lam
bieng, he thi la co tieng, co be Hoang Le Uyen, co
cung thich tham thien, cung mong mo luu luyen, gio xin
viet mot chuyen, ke lai chuyen than tien, co co be rat
hien, hay than tho xao xuyen, ten thuong goi Le
Uyen, vui len dung suy suyen, co giu chac man thuyen,
chong chenh khi ra bien, co be thuong dam lieu, gio co
het co lieu, mong sao co toi ben, binh an nhe Le
Uyen.
KIẾN PRU HOÀNG LỆ UYÊN
(Mộc Hóa 7-5-2011)
Ngôi làng quê nhỏ
Tháng mười bữa đó, hoàng hôn chưa kịp buông rỏ xuống làng
quê nhỏ, thì trên những ngọn tre sau nhà kho,
tự bao giờ trăng rằm đã lâp ló. Mặt trăng tròn vành vạnh
và thật to. Càng về khuya ánh trăng càng sáng
tỏ. Qua hàng cau già rung rinh trong gió, ánh sáng
trăng chiếu rõ, khiến người già và
trẻ em nhỏ, ai ai cũng trông mồm mộp
nhửng quả cau xanh đang thẹn thùng nép mình trong những cái
mo. Đêm bình yên không sợ tối mò.
Tuy lặng lẽ nhưng trong lòng không vướng bận chuyện âu
lo. Hãy yên tâm đừng để lòng rối tựa tơ vò,
thì ta sẽ mau chóng tìm lại ngày thơ ngây đó, bên âm
thanh cầu an của ông thầy cúng
họ Ngô, hòa
nhịp nhàng trong tiếng mõ [ẩn nấp
trong giấc ngủ khò]. Rồi sớm mai thức
dậy theo tiếng gà ó o, ta đến gần bên bếp lò,
chắc chắn mẹ sẽ cho ta điểm tâm bằng cơm mới nấu gạo nàng Cho,
với nhiều ơi nhiều là nhiều mắm kho. Những con
mắm thật là to, được ủ nhiều ngày và chứa ở trong
kho. Mặc cho ai sang giàu, ra phố chợ ăn quà sáng với
bún Xiêm Lo, ta
chỉ ao ước thật đơn giản là được một ai đó, chân thành
tặng cho một chiếc bánh chưng nước tro. Ta chỉ
cần sống trong ngôi làng nhỏ, mà ta
được ấm lòng vì ăn no.
Chuyện quê nhà không có gì là to, chỉ lãng đãng
vàng son năm nào ở tỉnh nhỏ.
Thôi từ giã mọi người ta: ro..ro..ro.. [Tuyệt
đối ta không... ho, mọi người chớ có lo!]
Thầy NGÔ BẢO TOÀN
(Tân An 7-5-2011)

Gã Kiến Đen
Tôi xin giới thiệu cùng Quý vị nghen:
Trang THKT có một gã biệt hiệu Kiến Đen.
Thuở nhỏ, cũng cùng bè bạn theo nghiệp sách đèn. Học hành dở
ẹt hắn bảo “không thích bon chen”. Thầy cô cũ chằng thấy ai
khen.
Lớn lên, hắn theo nghề viết lách, nghe đâu mỗi ngày kiếm cũng
được mươi “khoẻn”. Tuy vậy, hắn vẫn than thở: “Chẳng bõ
bèn”. Hơi “chảnh” đó nghen!
Trên trang THKT, thấy ai cũng thich làm thơ, hắn phát “ghen”.
Tôi làm thơ hay phát ớn, hắn cũng bảo: “Quèn”. Bè bạn làm
thơ, hắn phán “number ten”.
Rõ ràng, hắn chẳng đẹp đẽ gì cho cam: tóc hắn như ruộng lúa lưa thưa
mắc phèn. Ai chê, hắn bảo: “miễn đừng giống Bin Laden”,
xấu trai miễn là “dê” bén. Hàng ngày, tôi thường uống
Heineken. Tơ tằm nào chẳng nhờ kén. Thơ hay nào chẳng có
chất men. Hắn “xiên tạc” tôi suốt ngày dớt “rụ Tây” làm thơ
tình, say sưa chè chén. Tôi bắt chước người xưa, chín chữ
giận cũng chừa một chữ “Amen”.
Tuy nhiên, phải công nhận hắn làm admin rất bén. Trang THKT
được lắm tiếng khen. Tình Thầy Trò mọi bề trọn vẹn,
nghĩa bạn bè hắn luôn vun vén. Suy cho cùng, Từ đường nhờ tay
hắn lúc tối lửa, tắt đèn.
Có người bảo, tuổi 50 hắn thường léng phéng. Tùy Đồng Đạo xử
phân, tôi không ý kiến, đâu nghen.
Chuyện có vậy, Quý vị có đồng ý, hắn “quậy” cũng dạng “top ten”?
Bài này xem như hưởng ứng cái hội thi mà hắn rủ ren.
Thầy NGUYỄN ĐỨC NHUẬN
(Seattle, Washington 7-5-2011)

Ngôi trường trong sáng!
Nhỏ bận rộn trốn nơi yên lắng, nay tạm ổn nhỏ nhảy nhót
vào trường làng. Sung sướng nhỏ nghe nhạc và đọc thơ tình
tang, không quên khắc ghi những lời bổ ích trên Từ đường
trang. Bạn bè ơi chúng ta đã từng học chung lớp chung trường xưa
khang trang, đã mang biết bao công ơn của quý Thầy Cô kính
yêu truyền tri thức sang, vậy nay cơ hội cho các bạn góp công
góp công sức quý giá như vàng, xây dựng ngôi Từ đường ngày
càng vững mạnh trong sáng, để con cháu mai sau hãnh diện chứ
không phải ta thán. Đồng thời Quý Thầy Cô cũng mừng vui hơn
bởi các học trò cưng quá tài cán. Đó là những lời ruột gan,
của một cựu học trò THKT tên là Kim Sang.
PHẠM THỊ KIM SANG
(TP.HCM 7-5-2011)

Một chút mất
mát
Để dàn một cảnh chia tay
lâm ly bi đát. Đạo diễn
Ngô Vàng chọn một sân ga siêu vẹo đổ
nát, cạnh khu đổ rác,
ven rừng Sác. Mây Hồng vừa
dàn cảnh vừa hát, với
giọng ướt át,
“Xin anh cứ khoác lác,
nhưng hãy nói yêu em cho tới thác”.
Trời lúc đó vào tháng Năm nóng rát,
ai cũng khô họng khát. Mây
Hồng lại nấu một nồi bắp cho bốc hơi giả làm sương Thu lạnh man
mác. Rồi cho thợ tung lên dăm
chiếc lá vàng rải rác.
Ngô cầm loa hét: Just like
that! Acting, tiếng
phát.
Cô đào (giọng cải lương
nặng mùi nước phèn sông): Ăn ui! Ăn ra đi mà lòng em tang
nác. (*)
Kép Kiến Đen (tóc đít vịt
bóng brillantine): Ôi rừng Thu bát
ngát, trời đất vỡ nát,
và lòng ta như bị muối bằm ớt xiêm chà
xát.
Con tàu
sắt, tức thì nổ đánh đùng khè
ra tửng lưỡi lửa kêu xạc xạc,
rồi chạy khuất bóng trong rừng Sác.
Nàng (mặt đau khổ): Thôi!
chàng đi rồi (nức nở) ặc..
ặc.. ặc, dấu cố nhân chỉ
còn lại một nắm cát.
Chàng (đã khuất xa nhưng
cố thò cổ ra ngoài nói vớt vát):
Em yêu ơi em đừng nhát, em
về dựt tạm cái hụi nơi Huỳnh Ngọc
Phát. Còn nước ta còn tát,
mong cho qua cái cơn bi đát.
Đạo diễn Ngô vỗ đùi cái
chát. Ông chộp ly whisky
Chivas, uống đánh ực rồi khè
khoái chí phán: Đạt.
Thầy ĐỖ XANH
(Elk Grove, California 8-5-2011)
(*) Anh ui! Anh ra đi mà lòng em tan nát.

Sự tích Rệp trở thành Kiến càng
Cô bé Rệp cứ thắc mắc mãi: Tại sao người ta
thường bảo "nghèo mạt rệp!", "hôi như rệp", xấu xa lại đổ lên đầu
dòng họ rệp của cô, buồn nên cô đi lang
thang. Ra đi với nỗi buồn miên man,
dù tính cô có chút bướng ngang, cũng
phải suy nghĩ và quyết định rời bỏ cung điện mà lên đàng,
đi qua đường Tiền Giang, để lại sau
lưng những gì gọi là sang, vật chất
cô không màng. Ôi khung cảnh thật nên
thơ đẹp tới ngỡ ngàng, bơi lội dưới
hồ nhỏ có cả bầy ngan, lưng trời én
bay từng đàn, từng đàn,
bầu trời thật trong xanh, có cả rừng
mai vàng,vậy là Xuân đã
sang! Cô cứ đi, cứ đi... không ngờ
lạc vào một thôn trang, thì ra vương quốc của họ hàng Kiến
càng, cả nhà Kiến nằm trong hang,có
mấy Kiến bự chảng, nhiều nam tử
hán, chân đi hai
hàng. Nàng Rệp cũng hơi
ngán, nên không dám chui vào
hang, bỗng từ đâu xuất hiện một "anh"
chàng, đen thui đen thủi như hòn
than, dáng đi hiên
ngang, dù có hai
hàng, gã cố làm ra vẻ nghiêm
trang: “Tui rất đàng
hoàng, mời nàng vào gia
trang, bên ngoài nắng chang
chang, mắc công da rệp bị rám
vàng. Nước đây mời cô nàng.” Rệp
xúc động vô vàn, lệ ứa hai
hàng, hơi ngỡ
ngàng, hai tay đan đan, mân mê
tà áo vàng, liền mượn điện thoại
bàn, gọi về Hoàng A Mã Rệp không dám
làm tàng, xin phụ
hoàng, mẫu
hoàng, cho rệp ở lại từ đường tên hiệu Trung học Kiến Tường
học tràng, vui chơi với nhà họ Kiến
càng. Rệp dạo khắp các ngóc ngách của hang,
đọc các tác phẩm ký tên nhà họ Kiến nhiều tới hàng
ngàn; rồi tối tối dưới ánh trăng
vàng, nàng Rệp làm thơ dăm hàng, viết
lách đôi trang, suốt ngày cười vang
vang, dòn tan như bắp
rang, cho cuộc đời thêm thênh
thang, thêm huy
hoàng. Một sáng nọ khi hè sắp
sang, nàng Rệp soi mình trong tấm
kiếng ở cuối hang, rồi thoáng ngỡ
ngàng, nàng Rệp đã hóa thân thành
Kiến có càng.
KIẾN NGỐ - LÊ THỊ HẠ ANH
(Maryland 9-5-2011)

Tôi hưởng ứng hội
thi Tạp văn có vần để Kiến Đen khỏi cho rằng các vị trong Từ
đường làm biếng cứ chặt văn ra từng khúc cho vào nồi kho Tàu
kho Tây, rồi hí hửng kháo nhau là Thơ đó.
Chuyện lạ ở Kiến
Tường
Chuyện tôi xin kể ở xứ Kiến
Tường,
có dòng họ Kiến lập ra ngôi Từ
đường. Kiến Đen thì ra vào
thường thường, chuyện thơ văn
thì cứ nhừ như tương, không
ai dám đương. Kiến Già thì
chạy rong ngoài đường, tìm
lôi về cho ngôi Từ đường,
những người thân thương. Kiến
Chín thì hay lên chùa thắp hương,
cầu nguyện cho ngôi từ đường,
luôn luôn được tồn trường.
Kiến Pru thì sức khỏe bất thường.
nên cứ lui tới thăm nhà thương,
rồi về nũng nịu ở ngôi Từ đường,
tính dẫn đầu đàn Kiến đi mở đường.
Kiến Ngố thì thích làm thơ Đường,
khiến cho mọi người cứ phải vấn
vương. Thầy Nguyễn Văn Hòa gác đàn guita xuống, nhập
chung một xuồng, làm thơ mật
thơ Đường. Thầy Bùi Trung
Tính thì hơi mệt sương sương,
nhưng tình thầy trò cứ mãi vấn
vương, nên thấy đời cũng còn
được thương. Thầy Ngô Bảo
Toàn thì mắt tai dẫu có bị chút tổn
thương, nhưng viết bài
trong ngôi Từ đường, đâu có
ai biết là không bình thường.
Làm cho thầy Đỗ Ngọc Trang và cô Nước Biếc ở trời Cali với
mối tình đầu vấn vương, rồi
cứ mãi nhớ thương ở xứ Kiến Tường
vì ở đó có lắm tơ vương và
nhiều học trò cũ thấy cũng rất
thương.
HOA PHONG TRẦN
(Mộc Hóa 9-5-2011)

Chuyện về Tỷ và Lý
Chuyện đã lâu rồi qua gần hơn
nửa thế kỷ! Chuyện được giấu trong lòng hầu mai sau
mình có cơ hội để mà ghi, mà viết lại hồi ký.
Một hồi ức với rất nhiều ý chí. Lòng băn khoăn suy
nghĩ, không biết nên bắt đầu kể lại chuyện gì?
Chuyện "Giàn thiên lý" hay chuyện "trồng bầu trỗ bông
bí"? Chẳng lẽ vô duyên ta lại kể "Người đẹp và… 2 con khỉ"!
Quả thật là… rối trí. À, đây rồi hí, chuyện về nàng A Lìn tên
trong khai sinh là Lưu Kim Lý cùng với bạn hiền là tôi
- Tám Tỷ.
Trước sân nhà nàng có trồng một giàn hoa thiên lý, dưới chân
giàn xanh rì, ba của nàng cột hai con khỉ [con cái tên Bỉ, con
đực tên Thụy Sĩ]. Sau chái bếp hiên nhà Lý, hoa rực
vàng và đang trỗ đầy bông bí. Vậy là vẹn toàn chuyện kể mà
không thiếu sót điều gì. Tựa đề đặt "Tỷ Lý và Monkey?” Không,
đúng theo tình và lý nên bỏ đi chữ khỉ, mà quyết định
là LOVE STORY.
Lại nhớ buổi trưa hè năm Quí
Tỵ, tôi và Lý bắn bi dưới bóng mát của giàn thiên lý.
Tôi có sẵn hai viên bi, Lý nào có bi gì, nhưng liếc
tôi rồi cười hi hi. Tôi cho bạn mượn bi: "Cầm xài đỡ
đi Lý." Lý đáp lời bằng tiếng Nam Phi: “Méc-xi toa,
mẹc-xì.” Tôi lịch sự nói to: “Non non, không có chi.”
Hai đứa đồng cười khì... Cuộc đời vui có mấy khi.
Vẫn là chuyện con nít muôn
đời đã ghi: tôi chơi ăn gian mấy thì. Tôi tuyên bố tôi
đã thắng cuộc thi, mặc dù tôi đã bắn trật bi. Nàng Lý
ngồi kiểu quì, lượm cục gạch bể rồi ghi: “Ăn gian tổ
là thằng Tám Tỷ. Nó là thằng con quỉ, chính thực quỉ
Somali!” Tôi quá nóng sân si: “Tao không là con
quỉ, mà là chủ tràng thi, mày là con phù thủy.” Nó
méo mồm miệt thị: “Nị giống tựa Trương Chi, còn ngộ là
Nương Mỵ. Nương Mỵ chê Trương Chi!” Nói xong nó biến
đi, còn nhanh hơn mụ Simla phù thủy. Mối thù này phải
ghi, hẹn gặp dưới nhị tì. Chắc chắn sẽ lâm li.
Không đợi phải xuống tới âm ty,
giờ gặp lại mới kỳ! Nàng Lý giờ là tiến sĩ, thuộc
ngành Y. Nàng chuyên gia hàng đầu mổ "trĩ".
Biết đâu chừng mình lại có khi...
Nhìn phận mình đành thầm thì:
giờ ta biết nói năng chi!
Thôi thì.... biệt ly!
Thầy NGÔ BẢO TOÀN
(Tân An 10-5-2011)
|
|