41 năm mới được
gặp lại cô Hoàng Thị Thịnh
Sáng thứ Tư 25-3-2014, Gia đình THKT
lần đầu tiên được tái ngộ cùng cô
Hoàng Thị Thịnh sau khi cô rời
trường Trung học Kíến Tường năm
1973. Cô cùng gia đình qua Úc định
cư từ năm 1981 đến nay. Từ lần đầu
trở lại thăm quê nhà từ năm 1998,
hầu như cứ 2 năm cô lại về Việt Nam
một lần, nhưng cứ cho là do "chưa
tới cơ duyên" và "thiên cơ bất khả
lậu" nên mãi tới nay, gia đình THKT
mới được hạnh phúc sum họp cùng cô.
Cô Thịnh là em gái của thầy Hiệu
trưởng Hoàng Đình Biểu và thầy Hoàng
Minh Hùng. Đó là một gia đình THKT
thật sự, cùng với cô Hà Thị Kim Lan
là phu nhân thầy Hùng. Thời ở THKT,
cô Thịnh dạy Anh văn và Việt văn là
môn chính, nhưng cũng dạy thêm nhiều
môn phụ khác như hầu hết thầy cô ở
ngôi trường tình lẻ luôn thiếu giáo
sư này.
Lần gặp lại này là một quyết định
giờ chót của cô khi cận kề ngày bay
từ Úc về Việt Nam cùng một nhóm bạn
đồng hương cùng tha hương. Cô đã
thay đổi kế hoạch đã sắp xếp từ
trước, trong đó quan trọng nhất là
xin phép bà dì hơn 90 tuổi của cô ở
Hà Nội cho cháu "lỡ hẹn" một lần,
cho dù, theo cô kể, người dì đã khóc
sụt sùi vì nhớ cháu, đã sẵn sàng đón
cháu như mỗi lần cháu về thăm quê
trước đây.
Mừng đón cô Thịnh sau đúng 41 năm xa
nhau có cô Hoàng Thị Cẩm Thạch, cô
Huỳnh Thị Tuyết (phu nhân thầy Bùi
Trung Tín và là hàng xóm của cô
Thịnh thời ở Kiến Tường), thầy
Nguyễn Văn Hòa. Học trò có Trần Ngọc
Bách, Nguyễn Thanh Phong và Kiến
Đen. Tất nhiên có mặt trong buổi "ăn
sáng nhớ nhau" của Gia đình THKT còn
có thầy Nguyễn Phi Tiến, phu quân
của cô Thịnh. Nghe gọi là thầy, thầy
"giãy đành đành" nói mình có dạy học
đâu mà kêu là thầy, gọi bằng anh đi.
Trò phân bua, cô Thịnh trấn an phu
quân: thì cứ coi như "thầy ké" đi.
Để cho gần nơi thầy cô Thịnh lưu
trú, địa điểm g8ạp nhau lần naỳ là
quán cà phê Go Club đối diện bệnh
viên Vạn Hạnh, gần hồ Kỳ Hòa và Việt
Nam Quốc tự. Sở dĩ không thể mời
nhiều thầy trò nữa do thời gian của
cô Thịnh rất eo hẹp, gặp xong là cô
phải xuống Bến Tre thăm người thân,
sau đó trở lại và tối 27-3 sẽ bay
sang Nhật Bản. Cô đang háo hức tới
cố đô Kyoto để hát "mùa xuân sang có
hoa anh đào...."
Cô Thịnh nói mình rất tiếc khi không
gặp được bà chị là cô Huỳnh Trung
Dung. Thời THKt và cho tới bây giờ,
hai cô vẫn thân thiết như tình chị
em. Cô Thịnh kể mình vẫn giữ chiếc
áo dài màu đen do cô Dung tự đo và
cắt may, thêu, có thêu cả chữ Thịnh
trên cổ áo, mà cô Dung tặng hồi xưa,
nay đã phai màu cùng năm tháng nhưng
tình cảm vẫn như mùa nước nổi Đồng
Tháp.
Hồi ở THKT, cô Thịnh dạy lớp của
Kiến Đen môn Anh văn. Khi cô dạy chữ
"disappointed"
(thất vọng), Kiến Đen vốn táy máy đã
đọc trại là "đi dép cô Thịnh". Tời
chừng lên trả bài, quen miệng, gã
phang luôn "đi dép cô Thịnh" trong
sự ngạc nhiên của cô và tràng cười
của các đồng môn.
Già Bách đem tới cho cô Thịnh xem
lại nét bút và chữ ký của mình trên
những tờ thành tích biểu của anh. Cô
Thịnh nói bây giờ mình vẫn ký như
vậy. Cô Cẩm Thạch nhìn vào rồi bật
lên: có cả lời phê của cô nè. Vậy là
có tới 2 cô được hạnh phúc. Hỏi càm
tưởng của cô Thịnh khi nhìn thấy nét
chữ xưa của mình, cô nói: cô thấy
mình như trẻ lại. Lúc đó cô mới đôi
mươi mà.
Ba học trò Bách - Phong - Phước đã
kính tặng cô Thịnh và nhờ cô chuyển
tới thầy Minh Hùng và cô Kim Lan ba
bức liễn tre viết thư pháp chữ
"Thầy" kèm câu thơ: "Thời gian dẫu
bạc mái đầu. Tâm trò vẫn tạc đậm câu
ơn Thầy". Có lẽ tất cả các cựu học
trò THKT đều muốn được "ăn ké" bức
thư pháp này và mọi người đều muốn
được kính tặng nó tới tất cả các
thầy cô THKT.
Khi nghe kể chuyện Gia đình THKT từ
năm 2010 tới nay đã chi hơn 300
triệu đồng trao học bổng khuyến học
cho các lớp học sinh thế hệ đàn em,
cô Thịnh kết ngay cái vụ này. Cộ
Thịnh cho biết lâu nay mình vẫn làm
như vậy ở Đà Lạt, quê chồng. Và gọi
là "fastfood", cô đóng góp ngay 100
đôla Úc cho Quỹ Khuyến học THKT. Cô
còn hỏi số tài khoản của "quan giữ
kho" là thầy cô Nguyễn Văn Hòa
để... "hạ hồi phân giải". Kiến Đen
xin phân trần là khi kể với cô
chuyện học bổng, mình chì có ý định
"báo công" với cô thôi chớ hỗng hề
có ý định "nhắc khéo" đâu. Nhưng
trong bụng Kiến Đen tin rằng vốn là
một người có tâm và có tình, cô
Thịnh rất "nhạy cảm" mà.
Hiện nay gia đình cô Hoàng Thị Thịnh
đang ở thành phố Footscary, ngoại ô
của Melboune (bang Victoria).
Ở đó cò gia đình thầy Hoàng Minh
Hùng - cô Hà Thị Kim Lan và gia đình
thầy Hoàng Đình Biểu (thầy Biểu đã
quá cố từ lâu, sau khi sang Úc). Cô
Thịnh là một giáo viên người Việt
nổi tiếng ở Úc, có rất nhiều công
sức đóng góp để đưa vào và duy trì
tiếng Việt trong nhà trường ở Úc.
Năm 1983, cô là giáo viên Việt ngữ
đầu tiên trong chính khóa ở Úc.
KIẾN
ĐEN
(Saigon 26-3-2014)
Từ trái: Kiến Đen, Nguyễn Thanh
Phong (Xẹp), Trần Ngọc Bách, thầy
Nguyễn Văn Hòa, thầy Nguyễn Phi Tiến
(phu quân cô Thịnh), cô Hoàng Thị
Thịnh, cô Hoàng Thị Cẩm Thạch và cô
Hùynh Thị Tuyết (phu nhân thầy Bùi
Trung Tính).
Cô Thịnh là tập thơ "Cỏ reo" in ở Úc
năm 1997. Tập thơ này do phu quân
của cô trình bày.
Cô Thịnh và thành tích bểu của Già
Bách có lời phê và chữ ký của cô.
Thầy Hòa trao quà của phu nhân
Nguyễn Thị Ngọc Thủy gửi tặng cô
Thịnh.
Phong "Xẹp" kính tặng cô Thịnh những
món quà lưu niệm của học trò THKT.
Cô Thịnh trao cho bạn Phong "Xẹp"
100 đôla Úc để đóng góp vào Quỹ
Khuyến học THKT. Phong nói lát em sẽ
chuyển cho thầy Hòa.
Méc cô Ngọc Thủy ơi, thầy Hòa có
"quỹ đen" kìa!
Học trò Kiến Đen 41 năm mới gặp lại
cô Thịnh của mình.
Hai "cô láng giềng" xưa.
Phong "Xẹp" hô lên phải về coi lại
gia phả coi hai cô giáo họ Hoàng này
có bà con gì với nhau không.
Dịp lễ Hai Bà Trưng 1972, THKT tổ
chức cắm trại cho thầy trò tại
trường. Có thi nấu ăn. Trong ảnh, từ
phải qua: các cô Hà Thị Kim Lan,
Hoàng Thị Thịnh và Hoàng Thị Cẩm
Thạch.
Bài viết "Những đoạn viết rời" của cô
Hoàng Thị Thịnh trên Giai phẩm Xuân THKT
1972.
Trang 5 |
Trang 6