|
+ Cô Hà Thị Kim Lan
(e-mail thứ Ba 20-4-2010):
- Cảm ơn anh Tính đã
"khen" tôi béo ra vì ăn thịt Kangaroo, thật
oan cho tôi lắm, vì tôi chưa hề thử món
chuột túi này bao giờ! Riêng món thịt trừu
nướng thì hấp dẫn lắm, tuy vậy cũng có nhiều
người Việt không thích (sợ) loại thịt này.
Tôi xin gửi một tấm hình khác để các bạn và
các em xem tôi có thật sự đẫy đà không nhé.
Anh Biểu mất đi để lại sự thương tiếc cho
mọi người, hai cô con gái Bảo Khanh và Thuỵ
Khanh đều tốt nghiệp bác sĩ bên Mỹ. Bảo
Khanh có gia đình và có 1 cháu gái. Cô Thịnh
có 1 trai, 1 gái cũng tốt nghiệp ĐH. Còn cô
con gái chụp chung với anh Hùng có 2 cháu
trai (7 tuổi và 1 tuổi rưỡi, chụp chung với
tôi).
+ Cô Hà Thị Kim Lan
(e-mail thứ Hai 19-4-2010):
Hôm nay, cô mở trang
THKT ra ,có nhiều e-mail mới xuất hiện, có
tin mới của các thầy Ngô Đa, thầy Nhu, thư
của cô Kim Oanh, thầy Môn... làm lòng cô xôn
xao, cứ như Trở về mái nhà xưa vậy!
Bao nhiêu kỷ niệm kéo ùa về, lao xao như
sóng nước.
Cô và gia đình di dân
sang Úc từ năm 1990, sau một thời gian dài
"mất dạy". Ở đây xứ lạ quê người, hai bàn
tay trắng, lại đông con (5) nên cô học Anh
văn, học nghề giữ trẻ, nhưng khi tốt nghiệp
chẳng kiếm được việc làm! Chính phủ có cho
cô một chỗ trong Đại học (2 năm) để trở lại
ngành giáo dục Úc, nhưng cô nghĩ đã lớn
tuổi, học xong, đi tìm việc được đến tuổi về
hưu mất.
Nên
khi xem báo thấy tin cần nhân viên chăm sóc
cho người cao niên, cô làm đơn nộp thử xem
sao? Ai ngờ họ gọi đi phỏng vấn, họ hỏi cô
có kinh nghiệm không? Cô chỉ nói, tôi từng
săn sóc cha mẹ già ở nhà thôi! Họ rất cần
nhân viên người Việt, nên nhận cô ngay. Cô
mừng quá, ban ngày đi làm, ban đêm cô theo
học khóa huấn luyện việc chăm sóc người cao
niên và người tàn tật (đúng là để cái cày
trước con trâu!). Ban đầu, công việc rất khó
khăn vì khách hàng của cô không phải là
người Việt, đủ các sắc tộc, vàng, trắng, da
màu... Ngoài tiếng Anh, còn có tiếng Ý, Tây
Ban Nha, Ấn Độ, Tàu (Quảng Đông, Phổ thông).
Các ông bà già Tây giông giống nhau, họ nói
rất khó nghe, nhiều khi cô không biết họ nói
gì (vì họ cứ xổ tiếng của họ liên hồi) cứ
gật đầu, rồi cắm cúi làm công việc của mình
cho xong! Rồi cái tên của họ mới rắc rối,
khó nhớ làm sao. Mỗi người, mỗi tính, mỗi
lần có thân chủ mới, cô phải nhớ họ cần mình
giúp gì, các dụng cụ họ để đâu, bàn ghế họ
kê ra sao, quần áo, khăn tắm họ để đâu, phải
thoa kem, phấn sau khi tắm không? Gặp người
còn cử động, đi đứng được thì tắm cho họ còn
dễ dàng, chứ người chỉ nằm yên tê liệt nửa
người hay cả
người mới khó làm sao! Sử dụng máy nâng, xe
lăn, máy hút bụi cả trăm loại khác nhau.
Thời gian trôi qua, càng làm lâu năm, cô
càng tích lũy được nhiều kinh nghiệm, tìm ra
cách khoa học nhất để tiết kiệm thời gian và
sức người (vì vậy với cô nhỏ bé vậy, vẫn có
thể giúp được người gấp hai sức nặng của
cô.) Các ông bà già, người bệnh, trẻ con đều
có cảm tình với cô, họ chỉ muốn cô đến giúp
họ thôi, nhiều lúc văn phòng nhức đầu vì 2
người "giành" cô trong một thời gian! Sau
mười bốn năm làm việc, đã nhiều lần cô khóc
vì sự ra đi vĩnh viễn của các thân chủ, họ
đã từng xem cô như người trong gia đình của
họ, thân hơn các con cái của họ nữa. Vì công
ty thầu của chính phủ, nên cứ 4 năm lại đổi
chủ mới, các khách hàng của cô họ luôn luôn
yêu cầu công ty mới phải giữ cô lại, cô
không phải đi tìm việc nữa.
Dù có bận bao nhiêu,
bao giờ cô cũng dành 2 ngày cuối tuần cho
lớp dạy tiếng Việt, với mong muốn thiết tha
duy trì văn hóa Việt Nam cho lớp trẻ Việt
sinh ra trên đất Úc này. Nhìn thấy các em
thích và tiến bộ trong việc học tiếng Việt
khiến cô rất vui cho dù đường xá xa xôi, mùa
đông rất lạnh, mùa hè rất nóng, không làm cô
nản lòng.
Cô Hoàng Thị Thịnh.
(Ảnh cô Kim Lan gửi về ngày 19-4-2010)
Cô Hoàng Thị Thịnh khi sang đây đã trở lại
học Đại học, tốt nghiệp ra làm cô giáo. Cô
ấy dạy có tiếng có nhiều bằng khen, và nay
đã về hưu.
Thầy Hoàng Minh Hùng
và con gái của thầy cô trong ngày sinh nhật
của cô Kim Lan. Bạn này hiện có 2 con trai
(7 tuổi và 1 tuổi rưỡi). Ảnh cô Kim Lan gửi về ngày
19-4-2010
Còn thầy Hùng vì sức khoẻ không
khá nên nghỉ dưỡng bệnh.
Chị Cẩm Thạch ơi! hiện tại chị đang ở đâu,
còn đi dạy không? Nhìn hình Trung Dung trông
trẻ quá, mái tóc dài làm Kim Lan nhận không
ra. Bích Thuỷ vẫn vậy. Thùy sang Úc vài lần.
Còn Liên Anh đã mất vài năm rồi.
Xin chia buồn với anh
Môn và gia đình về sự ra đi vĩnh viễn của em
Khuê, cầu mong em được đời đời an nghi? Các
anh Trọng Hòa, Trọi, Trắc, Thừa, Xuân Sơn,
Tính, Bé còn nhớ Kim Lan không? Nhớ hoài kỷ
niệm đám cưới của anh Trắc, buổi cắm trại ở
sân trường, ngày đưa học trò sang Tiểu khu
trình diễn văn nghệ... Mong rằng qua THKT
này sẽ giúp các Thầy,Cô và các trò xích lại
gần nhau dù ở nơi nào trên thế giới.
+ Cô Hà Thị Kim Lan (e-mail sáng Chủ
nhật 18-4-2010):
Cô rất vui mừng khi biết các em còn nhớ
đến cô (1 năm chủ nhiệm Tam A). Thời gian còn ở VN, cô có
gặp cô Cẩm Thạch vài lần, rồi từ đấy bặt tin. Nay qua THKT,
cô có thể liên lạc được với các bạn và học sinh cũ thật là
hạnh phúc. Hiện nay, gia đình cô đang định cư ở Melbourne
(Úc).
Trong tuần cô đi làm việc (Age Carer).
Cuối tuần cô vẫn tiếp tục Godautre (nhưng không gõ
được, ở tù đấy) cho trẻ con Việt Nam (cái nghiệp mà!). Cô
đang chuẩn bị đi dạy, trường rất xa, cách nhà 40km. Vì ngày
CN, cô dùng phương tiện công cộng được miễn phí (người già
mà!), nên cô phải rời nhà lúc 11gìờ sáng, lái xe đến ga xe
lửa, để xe ở đây, lên xe lửa, xe điện, rồi đi bộ đến trường
(1km). Lớp học bắt đầu lúc 1g45 và tan lúc 4g15. Cô dạy
tiếng Việt lớp 4, nên học trò nhỏ của cô rất dễ thương và
cha mẹ chúng cũng rất dễ thương (như ngày xưa dạy các em
vậy). Đó là lý do cô vẫn tiếp tục công việc này suốt 10 năm
nay với tinh thần như ngày đầu! Sau khi tan học, phụ huynh
sẽ chở cô ra nhà ga để lên xe lửa về city. Từ đây cô sẽ đổi
chuyến xe lửa khác về nhà ga cô đậu xe hơi của mình. Vì thế
,ngày Chủ nhật đối với cô như một ngày đi chơi vậy! Cô gửi
cho các em một tấm ảnh ngày nay để các em có thể hình dung
cô Kim Lan như thế nào nhé! Hẹn thư sau . Cô K.Lan
|
|