ngẫm và nghĩ

 

 

 

 

 

 

William Sydney Porter, một nhà văn Mỹ chuyên viết chuyện ngắn rất nổi tiếng qua bút hiệu O. Henry (1862-1910).

Ông có viết một truyện ngắn đầy cảm động như sau:

 


Món quà Giáng sinh

The Gift of the Magi

 


Một đô tám mươi bảy xu. Chỉ có bấy nhiêu. Mà sáu mươi xu lại là tiền cắc lẻ, Della đếm đi đếm lại ba lần. Cũng chỉ có một đô tám mươi bảy xu. Và mai đã lễ Giáng sinh rồi.


Trong khi Della thút thít khóc, ta hãy ngó qua căn nhà của nàng. Đó là một căn phòng nhỏ có sẵn đồ đạc, mỗi tuần thuê hết tám đô, thật mới nghèo làm sao! Chỗ nào cũng có vết tích của cái nghèo.

Della thôi khóc, đứng dậy và bắt đầu trang điểm. Mai là Giáng sinh rồi mà nàng chỉ có một đô tám mươi bảy xu để mua cho Jim, chồng nàng, một món quà. Để được kết quả này, nàng đã phải bòn góp từng xu nhiều tháng qua. Hai mươi đô một tuần lễ có ăn thua gì. Những khoản chi tiêu lớn hơn nàng tưởng, và bao giờ cũng vậy. Vỏn vẹn có một đô tám mươi bảy xu để mua cho Jim một món quà. Nàng đã ngồi nhiều giờ thích thú trù tính một món quà thanh nhã, một cái gì xinh xắn hiếm lạ, một cái gì xứng đáng dành cho chàng.

Trong phòng có một tấm gương nhỏ giữa hai cửa sổ. Đột nhiên, Della xoay người và đến trước tấm gương. Mắt nàng bỗng sáng long lanh. Nàng nhanh nhẹn gỡ tóc và buông xõa.

Có hai vật sở hữu mà Jim và Della rất hãnh diện. Một là chiếc đồng hồ vàng của Jim do người cha trối lại. Trước đó, nó là của ông nội. Hai là mái tóc kiều diễm của Della, giờ đang đổ xuống bờ vai nàng như một thác nước xinh đẹp dài quá gối. Nàng mau mắn chải lại rồi vấn lên thật khéo. Ngập ngừng giây lát, vì gịot lệ long lanh nơi khoé mắt, nàng khoác chiếc áo choàng nâu cũ kỹ, cả chiếc mũ nâu nữa.

Cặp mắt long lanh, nàng phóng xuống cầu thang và ra đường.

Đi một quãng, nàng dừng lại trước cửa hiệu có bảng đề: “Sofronio, hàng tóc đủ loại”. Della chạy vào cửa tiệm. Nàng thở hổn hển và hỏi:

- Bà mua tóc của tôi không?

Bà chủ đáp:

 

- Mua, hãy bỏ nón ra cho tôi xem nào!


Della bỏ nón và để làn tóc óng ả tỏa xuống. Bà chủ mân mê mái tóc với bàn tay đầy kinh nghiệm và nói:

- Hai mươi đô la.


Della đáp nhanh:


- Đưa mau cho tôi.
 

Suốt cả trăm năm nay, câu chuyện The gift of the Magi vẫn được nhiều nước dựng thành kịch vào mùa Giáng sinh. Cảnh trong một vở kịch.

***


Hai giờ sau vun vút trôi qua. Nàng bận rộn tìm khắp mọi cửa tiệm để lựa một món quà cho Jim.

Cuối cùng, nàng đã tìm thấy. Chắc chắn nó được làm cho Jim chứ không phải cho ai khác.

Chẳng có cái nào giống như thế trong bất cứ cửa tiệm nào, nàng đã lục lạo khắp nơi. Đó là một sợi dây đồng hồ bằng bạch kim, rất đẹp xứng đáng với chiếc đồng hồ vàng. Thoạt nhìn thấy, nàng đã biết ngay nó phải là của Jim. Nó hội đủ hai yếu tố giống hệt như chàng: khiếu thẩm mỹ và phẩm chất cao. Hai mươi mốt đô la. Della về nhà với tám mươi bảy xu còn lại.

Về tới nhà nàng mới bớt hứng khởi và dần dần tự chủ hơn. Nàng bắt đầu chải và bới lại mái tóc bây giờ đã cụt ngủn, theo kiểu thích hợp nhất. Nàng lấy kẹp uốn lại cẩn thận. Rồi ngắm mình trong gương, nàng tự bảo: “Chắc Jim sẽ nói mình giống như một em bé. Nhưng mình biết làm gì hơn với một đô tám mươi bảy xu?”

Khoảng bảy giờ, cà phê đã pha xong. Bữa tối đã sẵn sàng, Jim không bao giờ về trễ, Della cầm chiếc dây đồng hồ ở trong tay và ngồi ở góc bàn cần cửa ra vào. Rồi nàng nghe tiếng chân bước lên cầu thang. Trong giây lát mặt nàng tái đi.

Cửa mở, Jim bước vào rồi đóng cửa lại, trông chàng gầy gò nghiêm nghị. Tội nghiệp mới có hai mươi hai tuổi, chàng đã phải đối phó với mọi vấn đề của gia đình. Chàng cần có một áo khoác, chàng chưa có găng tay.

Cặp mắt Jim chòng chọc nhìn Della cái nhìn lạ hoắc. Trong ánh mắt ấy có một cái gì nàng không xác định được, nhưng nó làm nàng hoảng sợ. Della đứng bật dậy tới bên chồng... Nàng hồi hộp:

- Anh yêu, đừng nhìn em như vậy. Em cắt tóc và bán đi vì em muốn tặng anh một món quà Giáng sinh. Rồi ra tóc em sẽ mọc lại mà, anh đừng giận nhé. Vì kẹt lắm em mới phải làm vậy. Tóc em mọc nhanh lắm. Nói “Chúc mừng Giáng sinh em đi”. Jim, mình phải vui lên chứ. À anh chưa biết, em mới mua cho anh một món quà xinh lắm.

- Em cắt tóc đi à? Jim ngờ ngợ chưa hiểu.

 

Della đáp:


- Em cắt và bán đi rồi. Dẫu thế nào đi nữa, anh vẫn thương em nghe, Jim! Không có mái tóc, em vẫn là em mà.


Jim nhìn quanh căn phòng, lạ lẫm hỏi như một anh chàng mộng du:


- Mái tóc của em bán mất rồi sao?

Della đáp:


- Khỏi cần tìm, em bán đứt rồi. Anh yêu, tối nay là lễ Giáng sinh, anh phải tử tế với em. Em bán tóc là vì anh mà.

Dường như bây giờ Jim mới sực tỉnh. Chàng hôn lên đôi má ửng hồng của Della. Rồi lấy trong túi ra một gói quà và để lên bàn.

- Đừng hiểu lầm anh nghe, Della! Không chuyện gì có thể làm anh nghĩ khác về em.

Những ngón tay của nàng thoăn thoắt mở quà tặng. Nàng kêu lên sung sướng. Và rồi một phản ứng mau lẹ của nữ tính chuyển niềm vui thành giọt lệ và tiếng khóc.

Vì kìa: nằm đó là những chiếc trâm, cả bộ trâm san sát bên nhau mà Della đã bao lần thầm ước, ở một tiệm phố Broadway. Những chiếc trâm sao mà xinh xắn, màu sắc thật hài hòa với mái tóc óng ả của nàng. Bây giờ chúng nằm đây. Còn mái tóc của nàng, suối tóc để cài trâm đâu rồi?

Cuối cùng, nàng cũng nhoẻn được nụ cười qua làn lệ mỏng:

- Anh Jim , tóc em mọc lại nhanh lắm!

Nói rồi nàng nhảy cỡn như chú mèo con hí hửng:


- Ủa, em quên mất!

Nàng háo hức chìa tay trao cho chàng sợi dây đeo mới cho chiếc đồng hồ vàng.

- Đẹp chưa, anh Jim! Em săn lùng cả phố mới tìm được đấy. Chắc từ nay mỗi ngày anh phải xem đồng hồ cả trăm lần. Đưa đồng hồ đây cho em xem với sợi giây này nó có “hách” không?

Thay vì nghe lời nàng, Jim nằm xuống tràng kỷ, hai tay gối đầu và mỉm cười:


- Della, mình hãy tạm cất những quà tặng Giáng sinh đi một thời gian đã. Đẹp quá, không nên xài ngay. Anh bán đồng hồ đi để mua trâm cài tóc cho em rồi!

 



* Suy niệm:

Sự trao tặng nào cũng là một sự mất mát và tiêu hao: mất mát thời giờ và công lao, tiêu hao tiền của và sức lực. Sự mất mát và tiêu hao càng lớn thì quà tặng càng có giá trị. Giá trị vật chất, giá trị tinh thần, nhưng nhất là giá trị tình thương trao ban.

Người tặng quà khi gởi đi một món quà quí giá, thậm chí một món quà nhỏ bé nào đó, cũng đều gói ghém tất cả tình cảm mến thương, sự trân trọng, lòng biết ơn, có khi cả sự ngưỡng mộ của mình dành cho người đón nhận. Một khi tặng quà, chúng ta muốn trao ban chính bản thân mình, trao ban không tính toán hơn thiệt, trao ban trọn vẹn. Mẹ Teresa Calcutta đã nói: “Kitô hữu là người trao ban chính bản thân mình”. Đó là tất cả y nghĩa đích thực của sự tặng quà.

Nhưng có một nghịch lý hết sức thú vị, là càng trao ban, chúng ta càng được nhận lãnh; càng mất mát chúng ta lại càng dư đầy. Đó chính là niềm vui của trao ban, của dâng hiến. Vì niềm vui của người chính là niềm vui của ta. Léibnitz đã nói rằng: “Yêu là tìm chính hạnh phúc của mình trong hạnh phúc của kẻ khác”. Thánh Phao-lo cũng cảm nghiệm được niềm vui của trao ban khi Ngài ghi lại lời Chúa Giêsu: “Cho thì có phúc hơn nhận lãnh.”

Nếu có một bài học nào đó mà người ta có thể rút ra từ việc “tặng quà” của đôi vợ chồng trẻ trong câu chuyện trên đây thì đó chính là: khi trao ban cho người khác, người ta lại tìm được chính bản thân và những gì cao quí nhất. Đó chính là sứ điệp chạy xuyên suốt trong tin mừng, đặc biệt trong mầu nhiệm Giáng sinh. Đức Giêsu chính là quà tặng quí giá nhất Thiên Chúa trao ban cho con người (x. Ga 3,16) Ngài không chỉ mạc khải cho chúng ta tình yêu của Thiên Chúa dành cho con người, mà còn tỏ bày cho chúng ta chân lý về chính con người: Đó là con người chỉ tìm lại được chính bản thân, nghĩa chỉ có thể đạt được nhân cách sung mãn bằng sự trao ban vô vị lợi mà thôi.

* Nguồn: Internet

* Người tìm chọn và chia sẻ: TT COLO (Colorado 26-12-2010)

 

 

  “The Gift of the Magi” is a classic Christmas tale by O. Henry about a young couple who each sells a precious possession to buy a gift for the other. This is the complete text of O’Henry’s short story, The Gift of the Magi, as provided by Project Gutenberg.

The Gift of the Magi

ONE dollar and eighty-seven cents. That was all. And sixty cents of it was in pennies. Pennies saved one and two at a time by bulldozing the grocer and the vegetable man and the butcher until one’s cheeks burned with the silent imputation of parsimony that such close dealing implied. Three times Della counted it. One dollar and eighty-seven cents. And the next day would be Christmas.

There was clearly nothing to do but flop down on the shabby little couch and howl. So Della did it. Which instigates the moral reflection that life is made up of sobs, sniffles, and smiles, with sniffles predominating.

While the mistress of the home is gradually subsiding from the first stage to the second, take a look at the home. A furnished flat at $8 per week. It did not exactly beggar description, but it certainly had that word on the lookout for the mendicancy squad.

In the vestibule below was a letter-box into which no letter would go, and an electric button from which no mortal finger could coax a ring. Also appertaining thereunto was a card bearing the name “Mr. James Dillingham Young.”

The “Dillingham” had been flung to the breeze during a former period of prosperity when its possessor was being paid $30 per week. Now, when the income was shrunk to $20, though, they were thinking seriously of contracting to a modest and unassuming D. But whenever Mr. James Dillingham Young came home and reached his flat above he was called “Jim” and greatly hugged by Mrs. James Dillingham Young, already introduced to you as Della. Which is all very good.

Della finished her cry and attended to her cheeks with the powder rag. She stood by the window and looked out dully at a gray cat walking a gray fence in a gray backyard. Tomorrow would be Christmas Day, and she had only $1.87 with which to buy Jim a present. She had been saving every penny she could for months, with this result. Twenty dollars a week doesn’t go far. Expenses had been greater than she had calculated. They always are. Only $1.87 to buy a present for Jim. Her Jim. Many a happy hour she had spent planning for something nice for him. Something fine and rare and sterling-something just a little bit near to being worthy of the honor of being owned by Jim.

There was a pier glass between the windows of the room. Perhaps you have seen a pier glass in an $8 flat. A very thin and very agile person may, by observing his reflection in a rapid sequence of longitudinal strips, obtain a fairly accurate conception of his looks. Della, being slender, had mastered the art.

Suddenly she whirled from the window and stood before the glass. Her eyes were shining brilliantly, but her face had lost its color within twenty seconds. Rapidly she pulled down her hair and let it fall to its full length.

Now, there were two possessions of the James Dillingham Youngs in which they both took a mighty pride. One was Jim’s gold watch that had been his father’s and his grandfather’s. The other was Della’s hair. Had the queen of Sheba lived in the flat across the airshaft, Della would have let her hair hang out the window some day to dry just to depreciate Her Majesty’s jewels and gifts. Had King Solomon been the janitor, with all his treasures piled up in the basement, Jim would have pulled out his watch every time he passed, just to see him pluck at his beard from envy.

So now Della’s beautiful hair fell about her rippling and shining like a cascade of brown waters. It reached below her knee and made itself almost a garment for her. And then she did it up again nervously and quickly. Once she faltered for a minute and stood still while a tear or two splashed on the worn red carpet.

On went her old brown jacket; on went her old brown hat. With a whirl of skirts and with the brilliant sparkle still in her eyes, she fluttered out the door and down the stairs to the street.

Where she stopped the sign read: “Mme. Sofronie. Hair Goods of All Kinds.” One flight up Della ran, and collected herself, panting. Madame, large, too white, chilly, hardly looked the “Sofronie.”

“Will you buy my hair?” asked Della.

“I buy hair,” said Madame. “Take yer hat off and let’s have a sight at the looks of it.”

Down rippled the brown cascade.

“Twenty dollars,” said Madame, lifting the mass with a practised hand.

“Give it to me quick,” said Della.

Oh, and the next two hours tripped by on rosy wings. Forget the hashed metaphor. She was ransacking the stores for Jim’s present.


She found it at last. It surely had been made for Jim and no one else. There was no other like it in any of the stores, and she had turned all of them inside out. It was a platinum fob chain simple and chaste in design, properly proclaiming its value by substance alone and not by meretricious ornamentation-as all good things should do. It was even worthy of The Watch. As soon as she saw it she knew that it must be Jim’s. It was like him. Quietness and value-the description applied to both. Twenty-one dollars they took from her for it, and she hurried home with the 87 cents. With that chain on his watch Jim might be properly anxious about the time in any company. Grand as the watch was, he sometimes looked at it on the sly on account of the old leather strap that he used in place of a chain.

When Della reached home her intoxication gave way a little to prudence and reason. She got out her curling irons and lighted the gas and went to work repairing the ravages made by generosity added to love. Which is always a tremendous task, dear friends-a mammoth task.

Within forty minutes her head was covered with tiny, close-lying curls that made her look wonderfully like a truant schoolboy. She looked at her reflection in the mirror long, carefully, and critically.

“If Jim doesn’t kill me,” she said to herself, “before he takes a second look at me, he’ll say I look like a Coney Island chorus girl. But what could I do-oh! what could I do with a dollar and eighty-seven cents?”

At 7 o’clock the coffee was made and the frying-pan was on the back of the stove hot and ready to cook the chops.

Jim was never late. Della doubled the fob chain in her hand and sat on the corner of the table near the door that he always entered. Then she heard his step on the stair away down on the first flight, and she turned white for just a moment. She had a habit of saying a little silent prayer about the simplest everyday things, and now she whispered: “Please God, make him think I am still pretty.”

The door opened and Jim stepped in and closed it. He looked thin and very serious. Poor fellow, he was only twenty-two-and to be burdened with a family! He needed a new overcoat and he was without gloves.

Jim stopped inside the door, as immovable as a setter at the scent of quail. His eyes were fixed upon Della, and there was an expression in them that she could not read, and it terrified her. It was not anger, nor surprise, nor disapproval, nor horror, nor any of the sentiments that she had been prepared for. He simply stared at her fixedly with that peculiar expression on his face.

Della wriggled off the table and went for him.

“Jim, darling,” she cried, “don’t look at me that way. I had my hair cut off and sold because I couldn’t have lived through Christmas without giving you a present. It’ll grow out again-you won’t mind, will you? I just had to do it. My hair grows awfully fast. Say ‘Merry Christmas!’ Jim, and let’s be happy. You don’t know what a nice-what a beautiful, nice gift I’ve got for you.”

“You’ve cut off your hair?” asked Jim, laboriously, as if he had not arrived at that patent fact yet even after the hardest mental labor.

“Cut it off and sold it,” said Della. “Don’t you like me just as well, anyhow? I’m me without my hair, ain’t I?”

Jim looked about the room curiously.

“You say your hair is gone?” he said, with an air almost of idiocy.

“You needn’t look for it,” said Della. “It’s sold, I tell you-sold and gone, too. It’s Christmas Eve, boy. Be good to me, for it went for you. Maybe the hairs of my head were numbered,” she went on with sudden serious sweetness, “but nobody could ever count my love for you. Shall I put the chops on, Jim?”

Out of his trance Jim seemed quickly to wake. He enfolded his Della. For ten seconds let us regard with discreet scrutiny some inconsequential object in the other direction. Eight dollars a week or a million a year-what is the difference? A mathematician or a wit would give you the wrong answer. The magi brought valuable gifts, but that was not among them. This dark assertion will be illuminated later on.

Jim drew a package from his overcoat pocket and threw it upon the table.

“Don’t make any mistake, Dell,” he said, “about me. I don’t think there’s anything in the way of a haircut or a shave or a shampoo that could make me like my girl any less. But if you’ll unwrap that package you may see why you had me going a while at first.”

White fingers and nimble tore at the string and paper. And then an ecstatic scream of joy; and then, alas! a quick feminine change to hysterical tears and wails, necessitating the immediate employment of all the comforting powers of the lord of the flat.

For there lay The Combs-the set of combs, side and back, that Della had worshipped long in a Broadway window. Beautiful combs, pure tortoise shell, with jewelled rims-just the shade to wear in the beautiful vanished hair. They were expensive combs, she knew, and her heart had simply craved and yearned over them without the least hope of possession. And now, they were hers, but the tresses that should have adorned the coveted adornments were gone.

But she hugged them to her bosom, and at length she was able to look up with dim eyes and a smile and say: “My hair grows so fast, Jim!”

And then Della leaped up like a little singed cat and cried, “Oh, oh!”

Jim had not yet seen his beautiful present. She held it out to him eagerly upon her open palm. The dull precious metal seemed to flash with a reflection of her bright and ardent spirit.

“Isn’t it a dandy, Jim? I hunted all over town to find it. You’ll have to look at the time a hundred times a day now. Give me your watch. I want to see how it looks on it.”

Instead of obeying, Jim tumbled down on the couch and put his hands under the back of his head and smiled.

“Dell,” said he, “let’s put our Christmas presents away and keep ‘em a while. They’re too nice to use just at present. I sold the watch to get the money to buy your combs. And now suppose you put the chops on.”

The magi, as you know, were wise men-wonderfully wise men-who brought gifts to the Babe in the manger. They invented the art of giving Christmas presents. Being wise, their gifts were no doubt wise ones, possibly bearing the privilege of exchange in case of duplication. And here I have lamely related to you the uneventful chronicle of two foolish children in a flat who most unwisely sacrificed for each other the greatest treasures of their house. But in a last word to the wise of these days let it be said that of all who give gifts these two were the wisest. Of all who give and receive gifts, such as they are wisest. Everywhere they are wisest. They are the magi.

 

 

 

 


Copyright © 2010 Trung hoc Kien Tuong Homepage