Một thoáng Kuala Lumpur
Malaysia là một xã hội đa sắc tộc, đa văn
hóa và đa ngôn ngữ. Người Hoa và dân tộc lớn thứ hai ở Malaysia,
chiếm 23,7% (so với 50,4% của người Malay).
Thủ đô Kuala Lumpur có khu Chinatown được mệnh
danh là khu vực không bao giờ ngủ. Chinatown nằm quanh trục đường
chính Jalan Petaling, còn gọi là đường Chee Cheong Kai (Phố Nhà máy
Tinh bột) vì gốc gác ở đây vốn là khu sản xuất tapioca (loại thức ăn
làm bằng bột sắn hột). Chinatown cũng là thiên đường của những người
săn tìm hàng giảm giá, nơi người ta có thể mua được đủ thứ hàng với
giá cực rẻ, tùy thuộc vào trình độ trả giá và sự may mắn của mình.
Nó cũng là thiên đường của hàng nhái, nơi bạn có thể mua được những
món hàng làm theo kiểu dáng và có nhãn mác của hàng hiệu với giá rất
"bèo nhèo". Kiến Đen đã mua được một chiếc túi đi làm mang nhãn
Prada cực đẹp với giá chỉ 30RM (khoảng 190.000 đồng) sau khi "mạnh
miệng" trả giá từ giá gốc 70RM. Kinh nghiệm máu xương "trả giá xứ
người" của Kiến Đen là trả giá ở một nơi rồi bỏ đó, đi vài ba chỗ
nữa hỏi cùng món hàng để so sánh mà có được giá tốt nhất rồi
"quyết".
Chùa Kuan Yin của người Hoa ngay lối vào Chinatown, trên đường
Maharajalela..
Tiếp theo đó là một ngôi chùa Hoa đồ sộ nằm ở đầu đường Petaling,
ngay góc đường với Maharajalela. Đó là chùa Chan See Shu Yuen (Tự
viện của họ Chen), một trong những ngôi chùa lớn nhất và cổ nhất ở
KL, được xây dựng vào năm 1906. Hiện nay nó còn là một điểm tham
quan du lịch.
Bắt đầu vào khu Chinatown. Bạn sẽ có cảm giác
như mình đang đi vào khu vực Chợ Lớn ở Saigon.
Cổng chính vào phố mua sắm Petaling (từ hướng
sân vận động Merdeka tới). Nguyên đoạn phố này được mệnh danh là
Green Dragon (rồng xanh) với hai cổng chào lợp ngói xanh ở hai đầu
và cái mái che bằng tôn nhựa xanh phủ khắp con phố.
Cồng phía cuối phố Petaling.
Bên trong phố Petaling san sát hàng quán.
Sayangi Kuala Lumpur, tiếng Malay là "KL đáng yêu" (Lovely KL).
Một góc phố dẫn vào trung tâm Chinatown.
Hôm 5-11 ở Malaysia bắt đầu lễ hội Deepavali
hay Diwali (the Festival of Lights), lễ hội đèn kéo dài 5 ngày của người Ấn Độ,
một cộng đồng khá đông ở Malaysia (chiếm 7,1% dân số). Nó giống như
ngày Tết Ấn Độ, mọi người trang hoàng nhà cửa, nấu những món ăn
truyền thống, ăn mặc quần áo mới, có cả lì xì nữa. Tinh thần chính
của lễ hội này là sum họp gia đình và vui vầy bên nhau. Có nghi thức
là cùng nhau thắp đèn kuthuvilakku, một loại đèn dầu truyền thống
của người Ấn Độ. Khu Little India thật náo nhiệt, vui nhộn và đầy
màu sắc. Tối 3 và 4-11 có bắn pháo hoa.
Bức thảm với những họa tiết, hoa văn truyền
thống này được vẽ bằng những hạt bột màu.
Trong ngày cưới hay những dịp lễ hội như
Deepavali, Bhaidooj, Teej và Eid, phụ nữ gốc Ấn Độ nô nức đi vẽ tay
(trang trí bàn tay với các hoa văn). Loại hình trang trí trên bàn
tay này gọi là Mehendi, dùng cây lá móng (henna) làm bột vẽ. Sau khi
hoàn tất, khu vực vẽ trang trí sẽ được quấn bằng giấy, nilông hay
băng y tế để giữ sức nóng của cơ thể nhằm giúp cho màu sắc ăn chặt
hơn vào da. Thời gian "ủ" như vậy kéo dài 3 tới 6 giờ hoặc đôi khi
cả đêm. Sau đó, lớp băng được tháo ra. Lúc mới tháo băng, bột henna
có màu từ xanh xám tới cam đậm, rồi dần dần trở lên sậm hơn qua quá
trình oxy hóa trong từ 24 giờ tới 72 giờ. Màu sắc cuối cùng là nâu
ngả đỏ và có thể tồn tại tới 3 tuần tùy theo chất lượng và loại bột
henna sử dụng, cũng như tùy vị trí da vẽ (chỗ da dày sẽ cho màu sậm
hơn và bền màu hơn nơi da mỏng).
Tại khu KL Sentral trong mấy hôm lễ hội
Deepavali có những quầy dịch vụ vẽ tay bằng bột henna màu đen giá 10
ringgit (65.000 đồng), màu đỏ giá 5 ringgit.
Hoa tươi rực rỡ màu sắc trang trí cho lễ hội
Deepavali.
PHẠM HỒNG PHƯỚC
(Kuala Lumpur, Malaysia 3-6/11/2010)
TRANG 1 | TRANG 2
| TRANG 3 |