Lễ hội “Đổ xô đi tìm vàng” (Gold
Rush days) ở thành phố Old Sacramento
Tổ chức: TT Cali
Tour guide: Đỗ Xanh
Phó nhòm: cô Nước Biếc
Khoảng năm 1800, vùng đất bây giờ gọi là tiểu
bang California chưa có tên. Dân Âu Châu di cư gọi vùng đất này là
miền Viễn Tây. Năm 1839 một ông di dân gốc Thụy Sĩ (Swiss) tên là
John Sutter tới đó mua một cánh đồng rộng 50.000 mẫu. Năm 1847, ông
Sutter mướn gã thợ James Marshall xây một nhà máy cưa. Năm 1848,
Marshall lượm được một cục vàng ở chỗ nhà máy cưa. Tin tức về vàng
nằm khơi khơi trên mặt đất lan truyền trên giang hồ. Thế là từ năm
1849, người di dân tứ phương trên thế giới đổ xô tới đây tìm vàng.
Vì vậy họ có tên là 49er. Dân số vùng ấy bất ngờ vọt lên tới 300.000
người. Năm 1850 tiểu bang California chính thức thành lập. Vùng đất
chỗ nhà máy cưa của ông Sutter trở thành một tỉnh lớn rồi tới năm
1855 thì được thăng lên là thủ phủ của tiểu bang với tên Sacramento
(tiếng Spanish có nghĩa là “dấu tích Thiên Chúa”). Đến năm 1859 thì
chấm dứt làn sóng đổ xô đi tìm vàng.
Ngày nay Sacramento đã là một đô thị hiện đại
với những tòa nhà chọc trời, nhưng thành Sacramento cũ (Old
Sacramento) vẫn còn như xưa. Mỗi năm vào cuối hè, người ta tổ chức
lễ hội Gold Rush Days ở thành phố cũ này. Năm nay, 2011, ngày hội
được đặt vào cuối tuần Labor Day vừa qua (ngày lễ Lao động Labor Day
ở Mỹ được tổ chức vào ngày thứ Hai đầu tiên của tháng 9, năm 2011 là
ngày 5-9).
Hàng tấn cát được đổ xuống mặt đường để cho
giống với con đường đất cằn ngày xưa.
Ở nơi nắng đổ lửa, bắn chậm thì đi đoong, mắt
và tai phải liếc tứ phía. Đỗ Xanh tôi cũng vác bị đi tìm vàng.
Khách giang hồ rình rập khắp nơi.
Thôi, nhờ thổ dân da đỏ dẫn lối cho chắc ăn.
Gã này tìm được tí vàng nhưng bị lột trần đành
mượn chiếc thùng rượu gỗ che thân. Gã phải thổi kèn kiếm xu, nhưng
tay vẫn không bỏ được chai rượu.
Bất chợt, một tiểu đội nhà binh với súng canon
đi ngang qua thành phố.
Vũ khí lớn nhất của quân đội vào thời đó là
khẩu canon đúc bằng đồng. Hình này được chụp vào lúc đạn nổ khói bay
mù mịt.
Di tích cũng còn một nhà ga. “Miss, cho tôi một
vé xe lửa đi Elk Grove.”
Trời tối. Sân ga đã lên đèn. Đây là toa xe chở
khách. “Xin chào và hẹn gặp lại vào kỳ du lịch tới.”
TT CALI
(Elk Grove, California 6-9-2011)
|