|
Kính thưa quí
thầy, cô,các anh, chị, các bạn bè TRUNG HỌC KIẾN
TUỜNG,
Tôi là NGUYỄN
THANH PHONG, học sinh THKT từ năm 1969,học lớp P
(Pháp văn. Vì cấp lớp có nhiều bạn trùng tên Phong
nên có sự phân
biệt: Nguyễn Thanh Phong có 2 người nên 1 là Phong
Xì,còn tôi do nhỏ con, ốm yếu nên thầy cô đặt la XẸP
(rất tiếc là tôi không nhớ ra thầy cô nào đã đặt cái
tên đó cho tôi?). Ngoài ra, còn có Lâm Thành Phong,
Huỳnh Thanh Phong, Lê Hùng Phong (em chị Nguyệt, nay
đã mất do bệnh nhồi máu cơ tim) và bên nữ có chị
Trần Thi Phong. Phong đâu mà lắm thế! Do đó
nếu nói tên Phong mà không có thêm
biệt danh nữa thì khó nhớ, đến đây thì thầy cô và
các anh chị đã hình dung được rồi: Phong Xẹp!
Sau 1975 mọi
người tản mác khắp nơi trên mọi miền đất nước, và
cũng có những trường hợp sang định cư nước ngoài! Và
tôi cũng là một trường hợp rời Mộc Hóa (xưa là Kiến
Tường) năm 1998 chuyển hẳn về Saigon định canh định
cư.
Cho đến một ngày
đẹp trời cách đây 3-4 năm, phải chăng là định
mệnh an bài, tôi hẹn một khách hàng thân thiết dùng
cơm trưa, và người khách này sau đó rủ thêm một
người bạn thân cùng đến.Trời thần ơi, mọi người biết
ai không, đó chính là hắn, PHẠM HỒNG PHƯỚC, một
người bạn biết nhau từ Tiểu học Kiến Tường, sau hơn
30 năm nay gặp lại bất ngờ! Mối lương duyên
bén rễ kể từ đó cho đến hôm nay hai đứa lại cặp kè
cùng nhau "trên từng cây số" buồn vui có nhau.
Khoảng giữa năm
2009, qua thông tin của bạn Dương Tấn Lương cho biết
số điện thoại nhà cô Huỳnh Trung Dung ở Tây Ninh,
tôi và Phước bàn nhau và bắt đầu cuộc hành trình "đi
Tây"! Ngày xưa, Tam Tạng cỡi ngựa đi Tây Phương
thỉnh kinh, còn ngày nay hai thằng bạn Phong và
Phước cỡi taxi lên Tây Ninh thỉnh an sư thầy, nay có
biệt danh là "chưởng phái Nga My Sơn). Kết quả là
tụi tôi đã đến thị trấn Long Hoa (huyện Hòa Thành)
và được cô Dung đón 2 đứa về nhà. Phải 40 năm rồi
thầy trò mới gặp lại nhau, mừng mừng tủi tủi không
nói nên lời.
Sau khi đi thăm
cô Dung về, tôi có gặp anh Trần Ngọc Bách, học trên
tụi tôi 2 lớp, và đã chuyển giao đầy đủ thông tin về
chuyến "đi Tây" đó. Và kể từ đó, nhà cô Dung phải nhiều
lần lo tiếp khách là bạn đồng nghiệp cũ, trò xưa từ
tỉnh thành xa đến thăm.
Mùng 5 Tết Canh
Dần ở nhà thầy Cao Thành Phát tại Gò Công là cuộc
hội ngộ tuyệt vời, tuy rằng chưa đầy đủ các thầy cô,
các anh chị, bạn bè nhưng đây là viên đá được đặt
đầu tiên cho ngôi nhà chung TRUNG HỌC KIẾN TƯỜNG.
Ước mong
trunghockientuong.com phát triển và trường
tồn mãi.
NGUYỄN THANH PHONG
(TP.HCM 8-4-2010) |
|