Bản tin THKT
Siêu Trăng
Tối thứ Bảy ngày 19-3-2011 vừa
qua, một hiện tượng đẹp đã xảy ra. Mặt trăng được gọi là “siêu
trăng” (Super Moon) vì nó to hơn bình thường 14% và sáng hơn bình
thường 30%. Lý do vì nó tiến đến gần trái đất với khoảng cách
356.577km so với bình thường là 384.403km.
Đây là hình chụp siêu trăng
mọc đằng sau tháp Century Tower tại University, tỉnh Gainesville,
bang Florida, Hoa Kỳ.
Hiện tượng này là sự di chuyển
bình thường của mặt trăng theo quĩ đạo của nó và đã xảy ra một lần
vào năm 1993. Theo tính toán của giới thiên văn học, hiện tượng
"siêu trăng" lần tới sẽ xảy ra vào ngày 14-11-2016.
Xin mời
click vào đây để tham khảo video clip
của NASA giải thích về hiện tượng này.
Phóng xạ nguyên tử
từ Nhật đã bay vào Elk Grove, nhưng không đáng quan tâm
Ngày 11 tháng 3 một trận dộng
đất mạnh 9 độ Richter đã xảy ra tại Fukushima, Nhật Bản. Fukushima
nằm giữa Sendai và Kyoto. Tại vùng này có 6 lò nguyên tử. Bốn trong
6 lò đã bị cháy và hư hỏng khiến thế giới sôi nổi về hiểm họa phóng
xạ.
Nguyên tắc dùng nguyên tử năng
tạo ra đìện là dùng những ống khinh khí làm tách rời các nguyên tử
bên trong thanh uranium. Tiến trình này tạo ra một sức nóng rất
khủng khiếp nên các chuyên gia Nhật đặt hệ thống này vào trong một
bầu nưóc biển khổng lồ. Nước biển được các thanh uranium đun sôi đến
bốc hơi. Hơi nước được chuyển đi để chạy các turbines của nhà máy
phát điện. Vì các thanh uranium rất nóng nên bầu chứa nước cũng là
hệ thống làm nguội chúng. Nếu hệ thống làm nguội bị bể, các thanh
uranium và các ống khinh khí sẽ quá nóng và dốt cháy bình chứa. Lò
nguyên tử sẽ nổ tung hoặc các thanh uranium sẽ chảy lỏng ra rồi nhểu
xuống xuyên thủng thành lò. Với cách nào thì phóng xạ cũng lọt ra
ngoài tỏa ra rộng đến hàng ngàn km. Nó cũng bốc lên cao trộn với mây
bay về những nơi vô định. Sau đó nó hòa với nước mưa rơi xuống đất.
Ảnh vệ tinh chụp 4 lò nguyên từ (số 1 tới số
4) của nhà máy điện nguyên tử Dai-ichi ngày 18-3-2011.
Trở lại với vụ 6 lò nguyên tử
của Nhật. Có 4 lò đã phát nổ. Lò số 1 được báo cáo là 70% ống khinh
khí đã hư hại. Lò thứ 2 có 33% ống khinh khí hư hại. Lò số 4 tuy bị
cháy nhưng đã được dập tắt. Chỉ còn lò số 5 và số 6 chưa bị ảnh
hưởng.
Phản ứng của thế giới thế nào.
Dân Mỹ vẫn bình thản. Người Mỹ thường lạc quan tin vào khả năng kỹ
thuật an toàn của họ. Về phía Âu châu, phản ứng mạnh nhất là nước
Pháp. Đảng Xanh phát động phong trào phản đối triệt để chương trình
lò nguyên tử. Chủ tịch đảng Xanh, bà Cécile Duflot yêu cầu trưng cầu
dân ý đòi ngưng chạy các lò nguyên tử đang có. Trên tực tế 3/4 điện
năng của nuớc Pháp do các lò nguyên tử cung cấp, nên chính phủ không
dám ngừng. Chính phủ phản bác rằng không thể lợi dụng biến cố tai
nạn ở nước khác làm đề tài chính trị ở nước mình. Đối với các nước Á
Châu, với đà tăng trưởng kinh tế, điện lực là năng lương tối cần.
Các nước Á Châu không có nước nào muốn ngừng chương trình xây lò
nguyên tử. Vấn đề trở thành đề tài cải cách phương thế quản lý độ an
toàn các lò nguyên tử.
ĐỖ XANH
(Đặc phái viên hãng tin THKT - Tin Hay Không
Tin thường trú tại Elk Grove, California 21-3-2011)
|