THKT BLOG

Đây là dạng trang Blog, nên xin bắt đầu đọc từ cuối trang trở lên.

 

ĐỌC TIẾP CÁC BLOG MỚI    |   ĐỌC TIẾP CÁC BLOG TRƯỚC 

 

(Xin CLICK VÀO ĐÂY nếu muốn bắt đầu đọc từ trang Blog đầu tiên)

 

TUẦN THỨ 221

 

 

 

+ Thứ Năm 26-6-2014:

 

   

● Gia đ́nh THKT: Hôm nay chúng ta mừng Sinh nhật của cô Nguyễn Thị Kim Huỳnh. Gia đ́nh THKT xin chúc mừng và kính chúc cô và gia đ́nh luôn nhiều sức khỏe, an lành, vui vẻ.

HAPPY BIRTHDAY TO YOU!

 

 

Thầy Đỗ Ngọc Trang - cô Nguyễn Thị Bích Thủy (Elk Grove, California): Hội ngộ tại Elk Grove cùng cô Cẩm Thạch lần thứ 2. Sau khi viếng thăm thân nhân ở San Jose về, ngày hôm sau (24-6-2014), cô Cẩm Thạch đến nhà chúng tôi dùng cơm chiều. Quí vị bạn hữu và các em gần xa đều đă biết “ba người [chúng tôi] cần đủ thời gian để kể tội đám học tṛ THKT.” Thầy Thành Côlô đă nói trước như thế.

Xin click vào đây để đọc bài.

 

Từ trái: Cô Hoàng Thị Cẩm Thạch, cô Nguyễn Thị Bích Thủy, thầy Đỗ Ngọc Trang.

 

Thầy Đỗ Ngọc Trang - cô Nguyễn Thị Bích Thủy (Elk Grove, California): Lời chào từ Elk Grove gửi tới Houston. “Bà nội nhớ cháu quá”, đó là lư do khiến cô Trần Thị Liễu, phu nhân thầy Lê Công Phúc, qua Mỹ nghỉ hè. Rồi thầy cũng qua theo. Hiện tại hai thầy cô đang ở Houston, tiểu bang Texas. Thầy Phúc cho biết thầy đă phôn cho tôi vài lần nhưng không ai trả lời. Đây là một lỗi lớn của vợ chồng chúng tôi mà chúng tôi đă bị rất nhiều người “phân trần”. Lư do “không ai trả lời” v́ chúng tôi đi lang thang ngoài phố vào lúc đó. Hôm nay thầy chịu khó gọi lại, nhà tôi bắt phôn lên và được nghe thầy tự giới thiệu: “Công Phúc B́nh Dương đây”. Lối xưng hô có địa danh đi kèm đúng với code của họ nhà Kiến. Chẳng hạn TT Côlô, TT Saigon, Trung Dung núi Bà Đen, TT Cali… Cuối cùng tôi đă được tiếp chuyện với thầy. Thầy Phúc và vợ chồng chúng tôi chưa có dịp gặp nhau, nhưng biết rơ nhau qua h́nh ảnh và tiếng nói qua phone. V́ vậy cả ba chúng tôi không cảm thấy xa lạ chút nào. Tôi hỏi thầy kỳ trước qua Mỹ gặp mùa tuyết rơi, kỳ này gặp mùa nóng. Vậy nắng Houston có giống ở Sàig̣n không. Thầy nói, “Nắng sàig̣n anh đi mà chợt mát. C̣n ở đây: nắng Houston anh đi mà…” Câu nói bị bỏ lửng, không lẽ thầy muốn nói, “Nắng Houston anh đi mà chảy mỡ.” Vâng, như tôi đă có lần thưa với quí vị, hè ở bên đây không có phượng vĩ, không có ve sầu, chỉ có cái nắng 40 độ C. V́ vậy cuộc hàn huyên với thầy Phúc là chén nước mát trong mùa hè của chúng tôi. Chúc thầy cô có một mùa hè an vui bên cháu nội và thân quyến.

 

● Kiến Đen: Phàm th́ là mà rằng, người ta chỉ nhớ cái đầu tiên và cái cuối cùng. Cô Hoàng Thị Cẩm Thạch đă đi vào lịch sử THKT không chỉ là một cô giáo, mà c̣n với tư cách "vị hiệu trưởng cuối cùng". Kiến Đen ngoáy râu mà nghĩ rằng cách đây 40 năm, có lẽ cô của ḿnh chớ có bao giờ dám mơ có một ngày nào đó được ăn nho Mỹ ngay trên đất Mỹ như bây giờ. Kính đề nghị quư thầy cô và các anh chị THKT ở Mỹ nếu có duyên hạnh ngộ được gặp lại cô Cẩm Thạch, xin cứ mời cô ăn uống toàn những món của Mỹ, bởi cô ăn các món Việt cả đời rồi mà.
  

Bạn Nguyễn Thanh Phong - Xẹp (TP.HCM): Tôi thường hay nói chuyện vui, Trung Hoa có vị vua cuối cùng là Phổ Nghi, Trung học Kiến Tường có vị Hiệu trưởng cuối cùng của THKT là cô Cẩm Thạch (v́ sau ngày 30.4.1975 ngôi trường nầy không c̣n mang tên THKT nữa). Nay th́ cô Cẩm Thạch đang ngao du Mỹ Quốc, mục đích thăm gia đ́nh bà con và cũng để thăm lại những bạn đồng liêu cũ, các học tṛ xưa... Chúc xô có những ngày vui khi gặp lại người thân và cố nhân. Với tư cách là Hiệu trưởng, cô có quyền xữ lư những học tṛ nào không nghe lời .... Các anh chị học tṛ ở Mỹ hăy xem chừng nhé, cô mà phê vào học bạ là tiêu đời đó, đừng mong lên lớp, cẩn trọng nhé....
 

● Kiến Đen: Hành tŕnh "bắt ma" ở Đà Lạt. 1. Sáng thứ Hai 23-6-2014, nhóm “pháp sư” từ Saigon được Vương quốc N. thỉnh tới Đà Lạt, được những nữ thần dân Vương quốc N trong trang phục màu da cam welcome rồi lên chuyến tàu NL930 khởi hành lúc 9:30AM.

Xin click vào đây để đọc bài.

 

 

● Kiến Đen: Mượn Ngày Nhà báo để tri ân. Thời c̣n đi học, cứ vào hè là tôi lại nghêu ngao bài hát “Nỗi buồn hoa phượng” của nhạc sĩ Thanh Sơn: “Mỗi năm đến hè ḷng man mác buồn. Chín mươi ngày qua chứa chan t́nh thương. Ngày mai xa cách hai đứa hai nơi…” Do ham học và hồi xưa học không phải là một gánh nặng tới ám ảnh như học tṛ thời nay, tôi sợ mùa hè, v́ phải tạm xa trường lớp, và nhất là khi cái người “on the cloud” kia bay lên Saigon học thêm, c̣n tôi ở lại tỉnh lẻ biên giới chiều chiều ra Núi Đất ngồi đếm những cọng lá kim của mấy cây dương như đếm những ngày hè dài đằng đẵng.

Xin click vào đây để đọc bài.

 

 

 

 


                                                                    

 ĐỌC TIẾP CÁC BLOG MỚI    |   ĐỌC TIẾP CÁC BLOG TRƯỚC    

 

(Xin CLICK VÀO ĐÂY nếu muốn bắt đầu đọc từ trang Blog đầu tiên)