NHÂN NGÀY GIỖ
TỔ HÙNG VƯƠNG 2012:
Một
nhận định khác về chữ “Việt” trong quốc hiệu Việt Nam
* Khảo luận
Quốc hiệu của mỗi quốc gia là biểu tượng cho kỳ
vọng của công dân nước đó. Chẳng hạn Trung Hoa có nghĩa là bông hoa
của trung tâm thế giới, Nhật Bản là xứ mặt trời mọc. Quốc hiệu Việt
Nam
越南,
theo nghĩa của âm thanh, là dân Việt ở phương Nam. Tuy nhiên
xét theo nghĩa chữ là vượt
đường về phương Nam. Tôi còn nhớ hồi tôi còn học lớp đệ lục,
thầy dạy sử địa đã chiết tự chữ “việt” để giảng cho chúng tôi. Chữ
“việt” gồm bộ “tẩu” 走
nghĩa là chạy và chữ “quá”
戈
nghĩa là cái mác hay cái búa. Rồi thầy cười nói, “Tổ tiên mình bị
người Tàu rượt, nên vác búa chạy về phương Nam chứ không chịu bị họ
đồng hóa.” Lời giảng của thầy xem ra cũng đúng với lịch sử lập quốc
của dân Việt. Từ đó tôi tin Việt Nam có nghĩa là vượt núi rừng đi về
phương Nam. Có lẽ nhiều người, cho đến ngày nay, cũng vẫn còn nghĩ
như tôi. Tuy nhiên, vài năm gần đây một số vị thức giả căn cứ vào
tám chữ khắc trên thanh gươm cổ của vua Việt Câu Tiễn, họ đã đặt lại
vấn đề ý nghĩa quốc hiệu Việt Nam.
Sơ lược về Việt Câu
Tiễn
Câu Tiễn là vua nước Việt, trị vì trong khoảng
496-465 trước Công nguyên, ứng với cuối thời Xuân Thu. Nước Việt hồi
đó bao gồm Thượng Hải, miền bắc Chiết Giang và miền nam Giang Tô
ngày nay. Năm 494 TCN, vua nước Ngô là Ngô Phù Sai mang quân đánh
nước Việt. Câu Tiễn bị thua rồi bị đày qua Ngô làm kẻ hầu hạ. Sau ba
năm chịu khổ nhục đến phải nếm phân cho Ngô Phù Sai, Câu Tiễn được
cho trở về nước. Trở lại đất Việt, Câu Tiễn bề ngoài giả vờ tuân
phục nhà Ngô, nhưng bí mật cho luyện tập quân sĩ. Ông tiến dâng vua
Ngô mỹ nhân Tây Thi và hối lộ các quan chức để lũng đoạn triều đình
Ngô. Khi quân lực đủ mạnh, ông mang quân đánh nước Ngô để phục thù.
Ngô Phù Sai xin đầu hàng, nhưng Câu Tiễn không chấp thuận. Phù Sai
phải cắt cổ tự vận.
Bàn về ý chí phục quốc, Việt Câu Tiễn là vị vua
can trường. Ông đã có công gìn giữ và phát triển giang sơn từ một
nước bại trận điêu tàn thành một quốc gia hùng cường hưng thịnh.
Vào năm 1965, một nhóm khảo cổ Trung Quốc đào
được ở Hồ Bắc một thanh gươm cổ. Gươm có tuổi khoảng 2.000 năm nhưng
vẫn còn sắc bén. Căn cứ trên 8 chữ khắc trên kiếm, người ta khẳng
định đó là cây gươm của Việt Câu Tiễn. Thanh kiếm này hiện được lưu
giữ ở viện bảo tàng Hồ Bắc, Trung Quốc.
Cây gươm của Câu
Tiễn không rỉ sét, còn nguyên vẹn hoa văn và chữ viết. Lưỡi gươm hai
mặt vẫn còn sắc bén. (nguồn hình: internet)
Diễn tiến về sự
biến đổi văn tự cổ
Người ta nhận thấy ngay các chữ khắc trên thanh
gươm không phải là chữ Hán. Chúng là những chữ có từ thời sơ khai mà
nhiều học giả cho là tiền thân của chữ Hán. Người bình dân thường
gọi chúng là chữ “con trùng” vì nét chữ vặn vẹo như con trùng. Các
học giả đã ra công tổng hợp được khoảng 4.500 chữ “con trùng”. Những
chữ này theo thời gian đã được giản dị hóa cho dễ viết. Người ta
phân chia sự biến đổi đó qua 3 thời kỳ. Cổ nhất là loại chữ được
khắc trên mu rùa hay trên xương trâu, vì vậy chúng được gọi là giáp
cốt văn (giáp = mu rùa, cốt = xương). Kế đó là thời chữ cổ được viết
trên đồ gốm. Sau chót là chữ được khắc trên đồ đồng.
Chữ cổ tiếp tục biến đổi theo thời gian cho đến
thời Tam Quốc (220-280 TCN) thì một biến cố lớn xảy ra. Sau khi Lưu
Bang thống nhất tam quốc rồi lập ra nhà Hán. Nhà Hán gọi văn tự
riêng của họ là chữ Hán và bắt các thuộc địa phải dùng. Nhà Hán là
thời kỳ cực thịnh của Trung Hoa nên người Tàu ai cũng nhận mình là
chủng tộc Hán. Từ đó văn tự chính của Trung Quốc là chữ Hán. Những
nước nhỏ thần phục tuy đều có văn tự riêng, nhưng đều phải dùng chữ
Hán. Quốc hiệu Việt Nam
越南
cũng do triều đình Trung Hoa viết
theo chữ Hán của họ, rồi mặc nhiên được mọi người công nhận cho đến
ngày nay.
Đối chiếu những chữ
trên thanh gươm với chữ Hán
Trên thân cây gươm của Câu Tiễn có khắc hai
hàng chữ “con trùng”, mỗi hàng 4 chữ. Các học giả Trung Hoa đã giải
mã chúng qua chữ Hán như sau:
-
Hàng chữ bên phải: Việt Vương Câu Tiễn
越王勾践.
(Vua Việt Câu Tiễn)
-
Hàng chữ trên trái: Tự tác dụng kiếm
自作用劍.
(Tự làm gươm để dùng)
Muốn biết bản giải mã chữ Hán có đúng với
nguyên bản hay không, chúng ta phải làm cuộc đối chiếu với bản văn
chính gốc khắc trên kiếm. Chúng tôi dựa vào từ điển cổ ngữ của ông
Richard Sears để nhận dạng tám chữ khắc trên thanh gươm Câu Tiễn.
Ông Sears đã bỏ ra 22 năm nghiên cứu cổ ngữ của những nước có trước
đời Hán. Mỗi chữ được ông ghi dấu bằng một mã số.
Hàng chữ bên phải: đọc từ trên xuống
Chữ thứ nhất: là chữ “Việt”. Chữ này không tìm
thấy chữ tương đương trong từ điển cổ tự. Chúng tôi sẽ bàn về chữ
này ở cuối bài.
Chữ thứ 2: chữ khắc trên gươm được nhận
diện là chữ có mã số B00449, khắc trên đồ đồng. Nó là gốc của
chữ “vương”
王
viết theo chữ Hán ngày
nay.
Chữ thứ 3: là chữ “Câu”. Chữ này không tìm thấy
chữ tương đương trong từ điển. Chúng ta chấp nhận nó là chữ “Câu”
勾
ngày nay, theo giải thích của các nhà khảo cổ Trung Hoa.
Chữ thứ 4: chữ khắc trên gươm được nhận
diện là chữ có mã số B15585, khắc trên đồ đồng. Nó là gốc của
chữ “Tiễn” 践
viết theo chữ Hán ngày nay
Hàng chữ bên trái: đọc từ trên xuống
Chữ thứ nhất: chữ khắc trên gươm được
nhận diện là chữ có mã số B05272 khắc trên đồ đồng. Nó là gốc
của chữ “tự” 自
Hán văn ngày nay.
Chữ thứ 2: chữ khắc trên gươm được nhận
diện qua chữ có mã số B12328, khắc trên đồ đồng. Nó chính là
gốc của chữ “tác” 作
ngày nay.
Chữ thứ 3: chữ khắc trên gươm được nhận
diện qua chữ có mã số B04943, khắc trên đồ đồng. Nó là tiền
thân của chữ “dụng” 用
ngày nay.
Chữ thứ 4: không tìm thấy trong tự điển. Chữ
này được học giả Trung Quốc dịch là “kiếm”.
Khảo sát về hai chữ
“gươm” và “Việt” không có trong từ điển
Trước hết xin nói về chữ kiếm trong câu “Tự tác
dụng kiếm”. Chữ kiếm viết theo Hán tự là
劍.Nó
được cấu tạo bởi chữ “thiêm”
僉
và bộ “đao”
刀
(viết giản lược là
刂)
Trong khi đó chữ khắc trên thanh gươm có dạng
như sau:
từ này cũng gồm có 2 chữ +
;
Chữ thứ nhất được nhận diện với chữ có mã số
B19132 khắc trên đồ đồng, chính là chữ “kim”
金
ngày nay. Chữ thứ hai được nhận diện với chữ có mã số L13088 viết
trên đồ gốm và chữ B11167 khắc trên đồ đồng, chính là gốc của chữ
“kiêm” 兼
ngày nay.
Như vậy chữ khắc trên thanh kiếm được thành lập
bởi chữ kim và chữ kiêm
鎌
. Đây chính là chữ
“gươm”. Nó là chữ Nôm. Chữ này không có trong bất cứ từ điển nào của
Trung Quốc từ xưa đến nay, kể cả bộ sưu tập chữ cổ của Richard
Sears, nhưng có trong từ điển chữ Nôm. Nó hoàn toàn khác hẳn với chữ
“kiếm”
劎
(viết giản lược là
劍).
Như vậy “gươm” là tiếng Việt chính thống, “kiếm” là tiếng Hán Việt
du nhập sau này. Từ đó có thể suy ra chữ Nôm là văn tự của Lạc Việt
đã có từ thời lập quốc, xuất hiện trước khi có chữ Hán. Nhận định
này không phủ nhận có những chữ Nôm được thành hình sau khi có chữ
Hán. Tuy nhiên đó chỉ là sự bồi bổ thêm mà thôi chứ không thể nói
chữ Nôm bắt nguồn từ chữ Hán.
Tiếp sau đây chúng tôi xin nói về chữ “Việt”.
Nó là chữ quan trọng nhất vì đã khai thông một vấn nạn mù mờ hằng
ngàn năm nay. Như đã nói trên, chữ “Việt” không tìm thấy những chữ
tương đương trong bất cứ bộ từ điển nào. Chúng ta phải phân tích nó
từ chính dạng nguyên thủy khắc trên thanh gươm.
Chữ khắc trên gươm được nhận diện qua chữ có mã
số B01749 thời đồ đồng. Cả hai chữ Việt này đều không có bộ tẩu (走)
như trong chữ Việt (越)
của Hán ngữ.
Còn chữ tẩu
走
này chúng tôi dễ dàng tìm thấy có 2 chữ tương đồng. Một chữ có mã số
L35442 thuộc thời đại đồ gốm và một chữ có mã số B01732 vào thời đồ đồng . Như chúng ta đã thấy, chữ tẩu này không
dính líu gì đến chữ khắc trên thanh gươm.
Tốt hơn cả chúng ta hãy tự phân tích chữ Việt
khắc trên thanh gươm. Chữ Việt này gồm 3 tự, chúng tôi xin tách
riêng ra từng phần và đánh dấu thứ tự như sau:
Tự thứ nhất ứng với chữ mã số J15884, thời giáp
cốt văn. Từ điển giải thích là chữ “nhật” (mặt trời).
Tự thứ hai ứng với chữ mã số J25326, thời giáp
cốt văn. Từ điển giải thích là chữ “long” (rồng).
Tự thứ ba ứng với chữ mã số B01747, thời đồ
đồng. Từ điển giải thích là chữ “Việt”. Nhìn kỹ chúng ta thấy chữ
này tượng hình người gắn lông chim tay cầm cung hay cây côn. Hình
này được khắc rõ ràng trên mặt trống đồng. Chúng tôi mượn hình minh
họa theo hình khắc trên trống đồng Khai Hóa của website “An Việt
Toàn Cầu” để cho rõ hơn.
Như vậy chữ Việt là một biểu tượng của lưỡng tổ
rồng tiên (theo huyền sử Lạc Long Quân và Âu Cơ). Đồng thời chữ Việt
còn cho biết Lạc tộc theo tín ngưỡng phồn thực trong đó mặt trời là
nguồn năng lực chính của nông nghiệp. Đây là một bằng chứng về tầm
quan trọng của huyền sử rồng tiên và trống đồng trong dòng chính sử
Việt Nam.
Chúng ta có thể đặt vấn đề: nếu chữ Việt đẹp
tuyệt vời cả về nét minh họa lẫn ý nghĩa, vậy tại sao Hán văn lại
viết khác, nếu không muốn nói là làm giảm giá trị của chữ gốc. Tiến
sĩ Nguyễn Đại Việt đã nhận định rằng, người Hán có chủ trương coi rẻ
những quốc gia nhỏ thần phục nhà Hán. Họ cố tình viết chữ Việt như
thế với dụng ý châm biếm. Tiến sĩ Nguyễn đưa ra dẫn chứng người Hán
đã đặt tên cho một tiểu quốc ở biển Đông là Oa (倭)
có nghĩa là xứ những tên lùn. Mãi đến thứ kỷ thứ 8, các học giả nước
này mới nhận ra thâm ý đó và họ đã vội vàng sửa lại cho đúng quốc
hiệu của họ là Nhật Bản (日本).
(*)
Xét cho cùng, chữ “Việt” không đơn giản là một
cổ tự. Nó là một biểu tượng mang đầy dụng ý của tiền nhân. Nó là kết
tinh văn hóa Việt và mang danh dự của quốc gia. Với niềm hãnh diện
này, chúng ta hy vọng vấn đề quốc hiệu Việt Nam sẽ được các bậc thức
giả làm cho sáng tỏ hơn. Từ đó chúng ta mới có một ý thức mới về
chính con người Việt Nam của mình.
ĐỖ NGỌC TRANG
(Elk Grove, California 30-3-2012)
(*) Tự điển trực tuyến Việt Hán Nôm
giảng nghĩa chữ Oa là lùn. Kèm theo lời chú thích “Người Nhật Bản
thấp bé nên ngày xưa gọi là Oa nhân.” Quả là một lời giải thích vô
tư, hay ngây thơ, hay mặc nhiên chấp nhận sự kỳ thị chủng tộc của
người Hán. Có lẽ chúng ta không muốn chấp nhận danh xưng Nam man do
người Hán đã có thời gọi chúng ta như vậy.
(Ghi chú: hình cây gươm của Câu Tiễn được post
lên trong nhiều website khác nhau nên chúng tôi không rõ nguồn chính
của nó từ website nào).
____________
Tham khảo:
Nguyễn Đại Việt. “Viết lại tên Bách Việt”.
2012.
Richard Sears. Chinese Etomology.
www.chineseetomology.org
Đọc thêm bài:
Huyền sử Rồng Tiên.
|