Một góc đời thường

 

 

 

 

 

 

Đỗ Nguyễn Gia trang tháng 9-2010

 

Nhà của thân mẫu cô Nguyễn Thị Bích Thủy ở thành phố San Jose, cách nhà thầy cô chừng 2 giờ xe (đi về tốn chừng 40-50 USD xăng). Đây là thành phố có thung lũng công nghệ Silicon Valley nổi tiếng, còn có tên "Thung lũng hoa vàng". San Jose mỗi năm có hơn 300 ngày nắng, rất hạp với tạng người Việt.

 

San Jose có rất đông người Việt sinh sống, tới mức người ta nói rằng có người sống cả đời ở đây mà không cần nói tiếng Anh. Hiện có hơn 100.000 người Việt (chiếm khoảng 10% số dân thành phố).

 

Tại nhà thân mẫu của cô Bích Thủy ở thành phố San Jose, hàng tuần, cứ vào thứ Bảy và Chủ nhật, các con cháu lại tụ tập về đây sum họp gia đình, chia nhau mỗi gia đình lo nấu ăn cho một lần họp mặt. Đây là dịp để các anh chị em quây quần bên nhau sau một tuần "cày sâu cuốc bẫm" trên chợ đời xứ người, và là cơ hội để thế hệ cháu chắt không quên cội nguồn, trước hết là tiếng Việt.

Cô Bích Thủy là chị Hai trong nhà và chỉ cần thấy các em, các cháu rất nể trọng thầy cô là đủ hiểu thầy cô sống như thế nào. Có một chi tiết, trong chuyến về Việt Nam duy nhất từ sau khi sang Mỹ, cô Thủy đã mua và shop sang nguyên một bộ bàn ghế gỗ chạm trổ xà cừ rất đẹp và giá trị. Khi thân mẫu sang Mỹ sống, thầy cô đã tặng bà bộ bàn ghế này. Chỉ tội nghiệp "chút chút" cho ông thầy vì các người em đều ở xa, thậm chí có người định cư tận bên London (Anh).

 

Cô Thủy và thân mẫu. Bà cụ được cô Thủy bảo lãnh sang Mỹ từ năm 1982. Thầy Trang nói rằng kể từ khi đón được mẹ sang đây rồi, tinh thần cô mới nhẹ nhõm. Trên tay bà cụ là chiếc khăn choàng đầu bằng lụa mà Kiến Đen mua từ làng lụa Vạn Phúc (Hà Đông) sang làm quà.

 

Thân mẫu cô Thủy nói là mình biết đàn nhiều bản nhạc. Bà là người gốc Quảng Bình.

 

Thầy Trang - cô Thủy tại nhà của cô Nga, em gái của cô. Đứng bìa phải là anh Giác, chồng cô Nga.

 

Bên trong nhà vợ chồng anh Giác - cô Nga. Chủ nhà chiêu đã món cá chiên. Một người bạn Mỹ láng giềng mới đi tới mấy chiếc hồ lớn trong vùng câu được con cá bự chảng này về chia cho mỗi người một khúc.

 

Tại nhà cô Thơ, em gái cô Thủy. Ngồi ghế là anh Cường, chồng cô Thơ.

 

Hai chị em cô Thủy và cô Thơ.

 

Thầy Trang và cô Phượng, em dâu của cô Thủy. Cô Phượng hiện là bác sĩ sản khoa tại bệnh viện ở San Jose. Hai anh em cột chèo này không biết ai chèo mũi, ai giữ lái, nhưng thầy Trang nói rằng họ rất thân nhau và hiểu nhau.

 

Gia đình thầy Trang và cô Thủy trong buổi đi lễ sáng Chủ nhật 19-9-2010 tại Nhà thờ chánh tòa Giáo phận Sacramento (Cathedral of the Blessed Sacrament). Đứng bên em Duẫn là Hoàng Teresa Kim Thư, bạn gái của em. Ồ, hãy nhìn cây thánh giá gỗ rất đẹp mà cô Thủy luôn trang trọng đeo trước ngực. Cô khoe: Chính tay thầy đã chạm khắc nó tặng cô.

 

Phía trước nhà thờ chánh tòa Giáo phận Sacramento.

 

 

Sau khi dự lễ, cả nhà đi ăn pizza Mexico ở tiệm Jimboy Taco tại Sacramento City. Em Duẫn vừa là nhỏ nhất nhà, vừa phải thể hiện tính gallant nên trở thành một "phục vụ bàn" theo đúng phong cách người Việt. Taco Pizza là món ăn Mexico được chế biến bằng bánh nướng bột bắp và bột đậu kẹp với nhân phô-mai (cheese), thịt bò, cà chua, hành, rau diếp, xốt chua... và phải rưới thêm nước xốt cay (sauce) từ cay vừa tới cực cay.

 

Cứ nhìn nụ cười của hai người là biết... Cho tới bây giờ thầy Trang và cô Thủy vẫn còn phải ngồi ở "chiếu dưới" trong Từ đường THKT vì chưa được lên chức "ông bà". Xin sư mẫu đại xá, cứ nhìn mặt sư mẫu lúc này là đủ biết sư mẫu đã thèm con dâu tới cực độ Richter rồi (dân xứ Đồng Tháp Mười mình gọi nôm na là "thèm tới nhểu nước miếng" đó!).

 

Thầy cô trong tiêm phở Hiền Vương ở một khu chợ người Việt. Giá 1 tô nhỏ 6 USD, tô lớn 7 USD, tô cực lớn (extra-large) 8 USD. Tội nghiệp ông thầy bị cô "cưỡng ép" phải ăn một tô lớn, đơn giản là để có sức mà lái xe chứ! Ở Mỹ, người ta không ăn bột ngọt. Theo khẩu vị của Kiến Đen, phở ở đây ăn được, tuy không đậm đà hương vị... phở như ở Việt Nam.

 

Thầy cô tại sân bay quốc tế San Francisco, cách nhà 2 giờ xe. Bữa nay chỉ là đưa học trò trở về Việt Nam thôi chứ thầy cô nói rằng từ khi sang Mỹ tới giờ, thầy cô chỉ mới bay một lần đi Hawaii chơi mà thôi. Chưa ra nước ngoài lần nào (cô chỉ về Việt Nam một lần). Cô Thủy (trẻ hơn thầy 1 tuổi) nói là năm tới sau khi cô về hưu, thầy cô sẽ bắt đầu đi đây đi đó.

 

Dù cố níu nhưng thời gian vùn vụt
Buổi sáng này ta bịn rịn chia tay
Lại cách nhau tới nửa vòng Trái đất
Kiếp nhân sinh liệu ta lại có ngày… (*)

 

 

KIẾN ĐEN chụp hình và chú thích.

(9-2010)

 

(*) Thơ Phạm Hồng Phước, 40 năm và 4 ngày.

 

 

TRANG    1   |   2   |   3   |   4  (phụ lục)

 
 


Copyright © 2010 Trung hoc Kien Tuong Homepage