họp mặt thầy trò thkt

 

 

 

 

 

 

Họp mặt Thầy Trò Trung học Kiến Tường Tết Quý Tị

ngày 14-2-2013 (Mùng Năm Tết Quý Tị) tại trường Trung học Cơ sở thị trấn Mộc Hóa (Long An)

 

Album ảnh: Kiến Đen - Phạm Hồng Phước

 

 

 

Cuộc họp mặt truyền thống Gia đình THKT Tết Quý Tị 2013 đã được tổ chức ngày Mùng Năm Tết (14-2-2013) trên sân trường Trung học Cơ sở thị trấn Mộc Hóa (Long An) - nơi ngày xưa là địa điểm của trường Trung học Công lập và Trung học Bán công Kiến Tường.

 

Có khoảng 180 thầy trò và khách mời đã đến dự. Do nhiều nguyên nhân bất khả kháng, số lượng người dự họp mặt năm nay có phần ít hơn năm rồi (Tết 2012 có gần 250 thầy trò). Nhưng các thầy cô và các anh chị em cốt cán luôn tích cực ủng hộ, nhiềt tình hỗ trợ và gắn bó với sự đoàn tụ của Gia đình THKT vẫn đông đủ.

 

Cho tới hôm nay, sau 3 năm sum họp (kể từ Tết năm 2010 tại nhà thầy Cao Thành Phát ở Gò Công, Gia đình THKT đã cùng vui đoàn tụ với nhau được 4 cái tết. Cùng với cuộc họp mặt toàn trường lần đầu tiên vào ngày 26-6-2010, chúng ta đã có 5 cuộc họp mặt quy mô toàn Gia đình THKT. Trong suốt 3 năm qua, hầu như tháng nào cũng có những cuộc họp mặt nhóm lớp, nhóm bạn hay nhân những sự kiện đám cưới, đám giỗ... thậm chí đám ma. Chúng ta gọi đó là những cuộc "cà phê nhớ nhau", "ăn sáng nhớ nhau", "đám cưới nhớ nhau"... (chỉ có điều kị húy là hỗng dám gọi là "đám ma nhớ nhau"). Ngay cả các anh chị THKT ở nước ngoài thỉnh thoảng mà có điều kiện thì cũng ới nhau để "họp mặt nhớ nhau" như vậy. Cũng đã có những chuyến thành viên Gia đình THKT thăm nhau như ở Mỹ, Đức, Úc,... (Kiến Đen lòng dặn lòng rằng khi nào phát hiện có cựu thành viên THKT nào ở châu Phi, Kiến Đen sẽ đi thăm!)

 

Sau 3 năm, mọi người cũng đã rõ tôn chỉ và mục đích của Gia đình THKT không có gì khác hơn là nuôi dưỡng tình nghĩa THKT của những người từng có một thời gắn bó với mái trường Trung học Kiến Tường, thể hiện tinh thần "tôn sư trọng đạo" với tình đồng môn, đồng nghiệp. Chúng tôi luôn tâm niêm: "Không thầy đố mày làm nên", "Bán tự vi sư, nhất tự vi sư", "Huynh đệ như thủ túc, Bằng hữu như tâm can, Đồng môn như gia đình",... Gia đình THKT là nhịp cầu kết nối các thành viên THKT lại với nhau; là chốn Từ đường để các thành viên THKT lui tới hàn huyên, tâm tình cùng nhau; là sân làng để các thành viên THKT tới giải trí, vui chơi; là mái ấm gia đình để các thành viên THKT nương tựa, tránh nắng trú mưa, chia sẻ cho nhau, chăm sóc lẫn nhau với tinh thần lá lành đùm lá rách, nâng đỡ nhau cùng vượt qua những cơn ngặt nghèo của cuộc sống và của số phận. Bên cạnh đó, Gia đình THKT cũng không quên mình là một tập thể giáo dục, nên luôn tích cực đóng góp cùng địa phương Mộc Hóa - Kiến Tường trong việc khuyến học, tạo thêm điều kiện cho ngày càng nhiều em có hoàn cảnh gia đình khó khăn được cắp sách đến trường. Đành rằng việc khuyến học là trách nhiệm của xã hội, việc bảo đảm cho trẻ được học hành là bổn phận của chính quyền bất cứ nước nào, nhưng mưa chẳng bao giờ phủ khắp mọi nơi, vẫn luôn rất cần những bàn tay bổ khuyết. Gia đình THKT tham gia việc khuyến học với cái tâm lành của những con người luôn hướng thiện, biết sống vì tha nhân. Hai năm liền 2011 và 2012, Gia đình THKT nhận được biểu dương của Hội Khuyến học huyện Mộc Hóa và cũng đã được Chủ tịch tỉnh Long An tặng bằng khen cho thành tích khuyến học.

 

Thầy Cao Thành Phát (Gò Công) nói rằng từ 29 Tết là thầy đã chuẩn bị sẵn sàng đi "phó hội". Thầy tâm sự, với tuổi ngày càng cao, các thầy cô còn có thể, còn có cơ hội nào để gặp lại học trò và đồng nghiệp thì không thể bỏ lỡ được.

Cô Huỳnh Trung Dung (Tây Ninh) đầy tâm trạng: Do hoàn cảnh gia đình (phải chăm sóc em gái bị bệnh), cô không thể dự họp mặt được. "Ngày mùng Năm cô sẽ bế môn tỏa cảng, đóng cửa không gặp ai hết, dồn hết tâm trí hướng về ngày họp mặt ở trường xưa. Không ai hiểu nổi cô buồn tiếc tới cỡ nào đâu!"

 

Có một thực tế không thể chối bỏ được là thầy trò THKT vốn tóc bạc như nhau lại ngày càng nhiều tuổi hơn. Lớp nhỏ nhất bây giờ cũng "bốn bó", nhưng đông nhất vẫn là thế hệ từ "năm bó" trở lên. Quỹ thời gian của mỗi người ngày càng cạn đi. Thầy Võ Xuân Sơn nhận xét: "Mỗi lần họp mặt, các thành viên THKT thì tinh thần có xuân ra, khuôn mặt có xuân ra, tâm hồn có xuân ra, nhưng thể xác thì nó xuống cấp theo thời gian. Hôm nay, tôi nhìn thấy các em học sinh 50, 60 bắt đầu chậm chạp lại rồi."

 

Nói trước để mà chuẩn bị tinh thần đối mặt với thực tế, khi chúng ta có những lớp sàn sàn tuổi nhau, rồi đây theo quy luật "sinh - bệnh - lão - tử" khó tránh khỏi tình cảnh "đứt dây thiều hàng loạt", tới tối tăm mặt mũi luôn. Vì thế, hễ còn cơ hội để có thể gặp nhau, ta chớ nên bỏ lỡ. Ai ới, có tui đây!

 

Có một điều mà cứ đeo đẳng tâm trí của Kiến Đen suốt từ lần gặp mặt tại trường xưa (26-6-2010) tới nay là cái nỗi nhớ thương nhau quá nồng nàn của các thành viên THKT. Hễ về tới cuộc họp mặt, mọi người trút bỏ tất cả mọi vị thế, hoàn cảnh cuộc đời ở bên ngoài cổng chào để trở lại là những thầy cô, những học trò THKT như cách đây 40 năm. Họ cũng "để cho gió thổi bay đi" những sân si, hỉ nộ ái ố nếu vướng mắc của ngày xưa để buông xả mà hòa nhập cùng nhau ở chặng cuối cuộc đời. Vô số cái ôm xiết chặt nhau tới ná thở, những cái miệng cười hết cỡ, những giọt nước mắt cảm xúc trào dâng,... Có những "cô cậu học trò đầu bạc" vẫn khoanh tay, kính cẩn và khép nép trước các thầy cô của mình, cho dù thầy trò tóc bạc như nhau. Có những ông bà nội ngoại, thậm chí cả ông bà cố, mày tao với nhau và nghịch phá nhau như thời THKT (nếu cháu chắt họ mà nhìn thấy cảnh tượng này chắc chắn là chúng vô cùng ngạc nhiên). Không ít anh chị nói với Kiến Đen, cả năm tụi tao được gọi là ông là bà, chỉ có về đây mới được gọi mày xưng tao thả giàn. Cho tới lần này, Kiến Đen đã ngồi tút lại gần 300 tấm ảnh được chọn ra trong số khoảng 500 tấm ảnh mình chụp ngày 14-2-2013 trong tâm trạng khó tả, nước mắt cứ rưng rưng với những hình ảnh trước mắt mình.

 

Cảm ơn quý thầy cô, các anh chị em cựu học sinh THKT trước nay đã hết lòng cộng tác với nhóm liên lạc THKT để duy trì mối dây kết nối Gia đình THKT. Đặc biệt cảm ơn các đàn anh, đàn chị đã không nề hà gì, cùng xăn tay nhập cuộc cùng lớp đàn em. Tất cả vì tình nghĩa THKT. Có một chân lý: cho dù trước đây và hiện nay là bất cứ gì, mọi người chúng mình đều có chung một mái trường THKT - thánh địa mà dù đi bất cứ nơi đâu trên Trái đất này, các thành viên THKT đều luôn đau đáu hướng về.

 

(Do không thế biết hết tên của quý thầy cô và các bạn học sinh, trên các trang này, tôi bỏ trống nhiều ảnh chưa có chú thích. Rất mong quý thầy cô và các anh chị em thông cảm, đừng phiền trách. Xin quý thầy cô và các bạn nào biết, vui lòng bổ sung cũng như hiệu chỉnh các tên chưa chính xác giúp, xin ghi rõ số trang và ảnh số mấy trong trang. Việc này sẽ giúp hoàn chỉnh các ảnh mang tính tư liệu cho các thế hệ sau này. Chân thành cảm ơn. Trang Web sẽ tiếp tục up lên hình ảnh mà các thầy cô và các bạn chụp trong ngày họp mặt gửi về.)

 

 

 

Từ trái qua, hàng ngồi trước: thầy Ngô Bảo Toàn, thầy Trần Văn Thới, cô Hoàng Thị Cẩm Thạch, cô Nguyễn Thị  Dững (phu nhân thầy Nguyễn Thanh Tùng), cô Đoàn Thị Đảo (phu nhân thầy Nguyễn Ngọc Ánh - hiệu trưởng THCS Mộc Hóa vào khoảng năm 1980),  cô Nguyễn Thị Ngọc Thủy, cô Huỳnh Kim Tú, cô Huỳnh Kim Thọ, cô Dương Ngọc Nho, cô Võ Thị Bích Thủy, cô Nguyễn Thị Liễu (phu nhân thầy Lê Công Phúc), cô Tô Ngọc Thạnh.

Hàng đứng phía trước: Thầy Nguyễn Hữu Thành, thầy Ngô Văn Rí, thầy Nguyễn Văn Trắc, thầy Võ Quốc Hùng, thầy Nguyễn Văn Trọi, thầy Cao Thành Phát, thầy Lê Công Phúc, thầy Nguyễn Trọng Hòa, thầy Bùi Trung Tính, thầy Đoàn Văn Nhiêu, thầy Trương Văn Bé, thầy Lê Văn Đứt (Gò Công, ra trường cùng khóa với thầy Nguyễn Đức Nhuận), thầy Nguyễn Văn Long (Longine), thầy Tiêu Ngọc Sơn, thầy Lê Phước, Hàng đứng trên cùng: thầy Nguyễn Văn Thừa, thầy Nguyễn Thanh Tùng, thầy Nguyễn Văn Hòa, thầy Võ Xuân Sơn.

(Xin click lên ảnh để mở ảnh lớn hơn).

 

 

Thầy Bùi Trung Tính, anh Lương Minh (Ông Sãi - admin của website trường và Phi Rom ở website trường Trung học Tống Phước Hiệp - Vĩnh Long), chị Phi Rom (cựu giáo sư Hóa Trung học Tri Tôn, thành viên website Tống Phước Hiệp), bạn Nguyễn Thanh Phong (Xẹp).

 

 

Cô Tô Ngọc Thạnh - người sống ở Mỹ Tho nhưng hôm nay xuất phát từ Saigon. Sau khi chơi Tết ở Saigon, cô đã quyết định ở nán lại để cùng đi dự họp mặt theo nhóm TP.HCM.

 

 

Bạn Nguyuễn Thị Thủy, chị Nguyễn Thị Bạch Tuyết, anh Võ Văn Hổ.

 

 

Cô Lê Hồng Châu và con rể là Võ Văn Hổ, cựu học sinh THKT.

 

 

Chiếc xe bus chở đoàn Saigpn về Mộc Hóa "phó hội" vẫn là chiếc xe của mấy lần họp mặt trước. Tài xế là chàng trai tên Vũ, học trò của chị Nguyễn Thị Kim Quyên, thành viên THKT ở Cần Giuộc. Bữa nay Vũ có một "phụ xế" (trước 75 gọi là "lơ") mới là Phong Xẹp.

 

 

Động lực và năng lượng cho quý ông THKT: rượu chuối hột. Kiến Già Bách giải thích: "Dĩ nhiên trong các cuộc họp mặt, nhất là lại tổ chức vào đầu xuân vì thế không thể thiếu chút men cay. Năm nay các bạn đề nghị uống rượu Chuối Hột và nhóm CHS tại TP.HCM đã đáp ứng và hoàn tất công việc này. Người Việt mình có câu "uống gì bổ nấy", thí dụ ăn gan bổ gan." Kiến Đen tham gia: "Ở đây hỗng phải "uống gì bổ nấy" đâu, mà chính xác là "uống cái món gì thì bổ cái thứ giống món đó". Cũng xin lưu ý anh là cái hột chuối nó nhỏ như hột tiêu vậy đó. Cho nên hãy "đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng".

Kỳ này đoàn Saigon "tiếp tế" 3 thùng, mỗi thùng gồm 24 chai loại 500ml, rượu 29,5 độ. Quý vị nào muốn tiếp tục "ông uống, bà khen" có thể mua tại tiệm tạp hóa của Kiến Già Bách trên đường Nguyễn Chí Thanh, Q.11. (Vậy là mãi tới bây giờ Kiến Đen mới giải được ẩn số: vì sao Kiến Già Bách luôn được bà xã "cưng").

 

 

Theo truyền thống hàng năm, Gia đình THKT trao tặng Hội Khuyến học Mộc Hóa món quà khuyến học đầu năm là 1.000 cuốn tập.

 

 

 

Cô Hồng Châu và bạn Nguyễn Thị Bạch Tuyết.

 

 

Thầy Bùi Trung Tính và anh Nguyễn Văn Vinh.

 

 

Ông Từ Kiến Đen (trái) và Ông Sãi Lương Minh.

 

 

Thầy Bùi Trung Tính và bạn Nguyễn Thị Thủy.

 

 

Cô Hoàng Thị Cẩm Thạch và bạn Nguyễn Thị Thủy.

 

 

Kiến Già Trần Ngọc Bách vừa đi lấy bánh mì ăn sáng cho đoàn về. Cô Cẩm Thạch, bạn Phong Xẹp, cô Hồng Châu, anh Nguyễn Văn Vinh.

 

 

Cô Hồng Châu, cô Cẩm Thạch và bạn Phượng.

 

 

 

THKT là gì?

THKT có nghĩa là:

+ Thương Hoài Không Thôi (Huỳnh Ngọc Phát, Mộc Hóa)

+ Theo Hoài Không Thả (Nguyễn Thị Vân Hồng, Michigan)

+ Thương Hoài Không Tha (Kiến Đen, TP.HCM)

 

Bạn Danh, phu quân của bạn Ngọc Phát, cũng là cựu học sinh THKT, cám cảnh vì lớp mình nay chỉ còn một bạn là thầy Vân, năm 2010 tình nguyện giữ nhà cho phu nhân đi phó hội, đã lấy tâm trạng của mình mà giải thích rằng: Thôi Hẹn Kỳ Tới.

 

Thầy Đỗ Ngọc Trang đã tổ chức cả một cuộc thi giải thích THKT.

 

Nhưng "hoành tráng" nhất là bài thơ Tê Hát Ka Tê của thầy Đỗ Ngọc Trang.

 

Kế đó là bài thơ Trung học Kiến Tường của bạn Phạm Thị Kim Sang

 

 

 

 

         

TRANG    1    |    2      |    3     |    4     |     5     |     6     |     7    |    8    |     9    |    10   

         

               11    |    12    |    13    |    14    |    15    |    16

 

 

 

 


Copyright © 2010 - 2013 Trung hoc Kien Tuong Homepage