Lần theo mê lộ có đường hầm của hệ
thống tiền tệ Mỹ
III. Tân hydra chào
đời
Hỏi:
Tai sao có
luật đó?
Đáp: Vì năm 1907 xảy ra một
cuộc “Hoảng loạn Tài chính” (a Financial Panic) nên năm
1908 TT Theodore Roosevelt (1901-1909), vị TT thứ 26 của
Mỹ, cho thành lập cái National Monetary Commission để
chỉnh đốn vấn đề tài chính. Chủ tịch của commission đó
là ông Nghị sĩ Nelson Aldrich (bên ngoại của David
Rockefeller Sr.). Ông Aldrich dẫn cả commission đi công
du sang châu Âu để nghiên cứu trong vòng hai năm. Rồi
khi trở về, ông lập lên, một cách hoàn toàn bí mật, một
nhóm bị gọi là “The First Name Club” vì cấm triệt để
không được nhắc tới Last Name (họ) để cho đầy tớ và
người làm, dù có nghe trộm được cũng không biết là ai,
hòng tránh nói lại cho người ngoài và báo chí biết là có
những ai. Nhóm đó gồm có một số người được chọn lọc rất
cẩn thận trong giới tài chính và ngân hàng. Trong số đó
người đóng vai quan trọng nhất là ông Paul Warburg
(1868-1932), người gốc Đức di cư sang Mỹ năm 1904, được
nhập quốc tịch Mỹ năm 1911, và là thành viên của ngân
hàng Kuhn, Loeb and Company Bankers ở New York (thuộc
tài sản của Rothschild).
“First Name
Club” được triệu tập đến một hòn đảo nhỏ bé, riêng biệt
và vắng vẻ có tên là đảo Jekyll Island, ở Georgia, họp
trong chín ngày liên tiếp, để viết một dự luật cải tổ hệ
thống nhà bank và luật pháp tiền tệ (the banking and
currency legislation) sẽ trình cho Congress (Quốc hội).
Hỏi:
Trong dự luật có cái gì là đặc biệt?
Đáp: Có rất nhiều cái đặc
biệt. Trước hết là cái tên: vì dân đã quá ghét nên phải
tránh cho kỳ được cụm từ “Central Bank“, rồi phải làm
sao cho dân tưởng rằng cơ quan này là của chính phủ, do
nhân viên chính phủ điều khiển vì vậy mà có danh từ
“Federal” và “Reserve“ (chớ không phải là Central Bank)
và có Governing Board mà ông chủ tịch là do TT bổ nhiệm,
và trong đó có hai nhân viên chính phủ, mà trong thực tế
thì Governing Board không có điều khiển được chính sách
của cơ quan. Rồi phải dùng những danh từ mờ ám khó hiểu
để che giấu thực ý: như trong Lời mở đầu (Preamble) của
dự luật nói: Mục đích của luật là để cho FED có thể
“cung cấp một thứ tiền co dãn” (to furnish an elastic
currency) - nghĩa là gì?
Trong thực tế
nghĩa là tiền mà nhà bank đã có thì nhà bank có thể, tùy
nghi, thổi phồng lên. Rồi như danh từ “tái chiết khấu
“(rediscounting) nghỉa là gì? Trong thực tế nghĩa là một
kỹ thuật cho phép nhà bank dùng để tăng gia tiền hiện có
trong quỹ của nó, bằng cách cho vay thêm mà không cần
chờ cho tới khi các khoản nợ trước hết hạn. Kết quả là
luật cho phép một nhà bank trung ương tư (a private
central bank) tạo ra tiền từ chỗ không có gì hết (create
money out of nothing) rồi cho chính phủ vay số tiền đó
để lấy lời và kiểm soát sự cung cấp tiền cho quốc gia
bằng cách bơm phồòng nó lên hay hút bớt nó xuống tùy
theo ý muốn (control the national money supply,
expanding or contracting it at will.)
Hỏi:
Thế mà không có ông nghị sĩ hay dân biểu nào thấy sao?
Đáp: Có chớ. một số thấy và
la làng lên. Như ở Hạ viện, Dân biểu Charles Lindbergh
Sr. (bố của phi công trứ danh Lindbergh) nói:” Luật tạo
ra FED là một cái tội pháp luật tệ hại nhứt của mọi thời
đại. Hệ thống tài chánh đã bị lật lại cho một nhóm người
chỉ có biết lợi dụng hệ thống là của tưnhân, được hướng
dẫn về mục tiêu duy nhứt là lấy cho được những cái lợi
tối đa từ việc sử dụng tiền của người khác “.
Và cũng còn
một số dân biểu và nghị sĩ khác nữa la làng lên nhưng họ
không đủ để đánh bại số dân biểu và nghị sĩ đã bị mua
chuộc, đúng như lời của một người trong nhóm Rothschild
ở London nói với một hội viên của nhà bank ở New York
ngày 25-6-1863 rằng: “Số nhỏ người hiểu cái hệ thống là
gì, thì hoặc là vì thấy có lợi cho mình, hoặc là vì đã
tùy thuộc vào những ân huệ đang được hưởng, nên sẽ không
có sự chống đối từ những hạng người đó. Còn nhóm đa số
người không có đủ trí khôn để hiểu thì sẽ chịu cái gánh
nặng mà không than phiền”.
Bởi vậy cho
nên ngày 18-9-1913, dự luật được Hạ viện chấp thuận với
287 phiếu thuận và 85 phiếu chống, rồi lên Thượng viện
thì ngày 19-12-1913, dự luật được chấp thuận với nhiều
sửa đổi bằng 54 phiếu thuận và 34 phiếu chống. Đến đây
lại có một việc lạ nhất chưa bao giờ xảy ra trong lịch
sử của HCQHK, là trong cái bản văn của dự luật ở Hạ viện
có cho tới 40 điểm mà Thượng viên không đồng ý nên đã
sửa lại. Thì sau khi Thượng viên biểu quyết, hai viện
phải ngồi chung lại để sửa lại sao cho cả hai bên đều
đồng ý. Thế mà việc đó được thực hiện chỉ có trong một
weekend. Cho nên ngày thứ Hai 22-12-1913, dự luật được
biểu quyết ở Hạ viện với 282 phiếu thuận và 60 phiếu
chống rồi cùng ngày sang Thượng viện được chấp thuận
luôn với 43 phiếu thuận và 23 phiếu chống. Và TT Woodrow
Wilson (1913-1921), vị TT thứ 28 của Mỹ ký thành Luật
ngay ngày hôm sau, thứ Ba 23-12-1913.
Tất cả những
việc ấy xảy ra một cách hết sức mau lẹ và trái ngược với
tục lệ và truyền thống của Quốc hội và của Chính phủ Mỹ
là không bao giờ Lập pháp Congress (Thượng và Hạ Viện)
thảo luận và biểu quyết một dự luật vào lúc gần Noel, để
cho Congress “recess” (thường thường là kể từ ngày 15,
17-12.) và các nghị sĩ và dân biểu về quê của mình ăn
mừng Christmas và New Year, và không bao giờ Hành pháp
(Chính phủ) ký một đạo luật vào dịp Noel để cho TT về
nhà riêng hay trang trại (ranch) của mình ăn mừng
Christmas và New Year. Thế mà kỳ này Thượng viên họp
lại, thảo luận, và biểu quyết vào ngày thứ Sáu 19-12.
Rồi cả hai viện làm việc với nhau weekend 20 và 21-12,
để ngày thứ Hai 22-12 cả hai viện, hợp lại, thảo luận và
biểu quyết dự luật, và ngày thứ Ba 23-12, TT ký thành
luật.
Dân Biểu
Lindbergh nói ở Hạ viện: “Dự luật này thành lập cái
“trust” khổng lồ nhất trên thế giới. Khi mà TT ký cái dự
luật này (thành Luật), thì cái chính phủ vô hình của
Mãnh lực tiền tệ sẽ được hợp pháp hóa. Dân chúng có thể
không biết chuyện đó ngay, nhưng mà rồi sự biết được
chuyện chỉ được dời lại vài năm sau mà thôi”. Trong lúc
đó thì báo chí (đã ở trong tay của “Mãnh lưc tiền tệ”)
thì ca tụng hết lời. Báo New York Times viết bằng chữ
lớn ở trang đầu: “Tổng thống Wilson ký Dự luật Tiền tệ.
Sự phồn thịnh được tự do và sẽ giúp mọi giai câp."
Hỏi:
Thế là con hydra được khai sinh là đứa con hợp pháp của
HCQHK để lớn lên với đất nước?
Đáp: Hay đúng hơn thì phải
nói “để lớn lên với đứa em song thai”.
Hỏi:
Nói gì lạ vậy, đứa em song thai nào?
Đáp: Khi nhóm của Nghị sĩ
Nelson Aldrich có ông Paul Warburg chuẩn bị viết dự luật
FED để trình cho Congress, họ đã tiên đóan rằng với sự
áp dụng luật này thì CPLB sẽ mắc nợ FED càng ngày càng
nhiều nên phải tìm cách làm sao cho phép chính phủ đánh
thuế vào dân để có tiền trả nợ cho FED. Vì thế họ kèm
theo dự luật FED một Tu chỉnh Hiến pháp (là the
Sixteenth Amendment) cho phép CPLB đánh thuế lợi tức
(income tax) vào dân. Lúc ấy bản văn của Tu chỉnh chỉ có
một trang giấy và nguyên bộ luật về thuế má chỉ có 14
trang mà bây giờ thì nó dày đến 17.000 trang, cũng như
nợ của chính phủ do FED gây ra lớn lên từ số không cho
tới bây giờ là 8.500 tỷ USD.
Hỏi:
Bộ trước đó dân không phải đóng income tax cho CPLB sao?
Đáp: Không, trước 1913, dân
chỉ đóng thuế income cho tiểu bang của mình mà thôi.
Hỏi:
Đã được hợp pháp hóa rồi, con hydra còn phá phách gì nữa
không?
Đáp: Nói là phá phách thì
không hẳn là phá phách, nhưng khi được hợp pháp hóa rồi
thì FED hoạt động tích cực hơn, nên gây tai nạn cho dân.
Hỏi:
Tai nạn gì?
Đáp: Cuộc Đại suy thoái (The
Great Depression) năm 1930.
Hỏi:
Bằng cách nào?
Đáp: Bằng cách tạo ra tiền
“out of nothing” qua trò ảo thuật “loan”. Để khuyến
khích dân vay tiền, FED hạ thấp lãi suất và dân ùn ùn
vay để có tiền tiêu xài thả ga. Vậy là nhà bank thảy vào
nền kinh tế quốc gia một số tiền khổng lồ, tạo ra một
cuộc lạm phát (inflation). Rồi nói là để kiềm hãm sự lạm
phát, thì lại siết chặt việc cung cấp tiền, thu hồi các
loan đả phát ra, không cho vay loan mới, báo hại dân
thiếu nợ phải vội vàng bán nhà cửa ruộng đất để trả nợ,
nên những người có liên hệ với “Mãnh lực tiền tệ
(Monetary Power) có tiền mua những bất động sản ấy với
giá rẻ mạt. Còn con cháu những người thiếu nợ thì trở
nên vô gia cư vô nghề nghiệp đi lang thang thất thểu
ngoài đường như hồi Mỹ còn là 13 thuộc địa dưới thời các
vua George II và vua George III, trước ngày Cách mạng Mỹ
(American Revolution) năm 1774. Nhưng nhờ chính sách
“New Deal” của TT Franklin D.Roosevelt (1933-1945), vị
TT thứ 32 của Mỹ, và việc lập lên cái FDIC (Federal
Deposit Insurance Corporation) mà tình thế trở lại yên
ổn. Giáo sư Milton Friedman, Giải Nobel về kinh tế,
viết: “Nhất định là FED đã gây ra cuộc Đại suy thoái vì
thu rút lại một phần ba (1/3) số tiền đang lưu hành từ
năm 1929 tới năm 1930”.
Còn ông Louis
T. McFadden, Chủ tịch The House Banking and Currency
Commttee, thì nói: “Cuộc khủng hoảng không phải là ngẫu
nhiên mà là một việc được trù liệu rất cẩn thận… Những
chủ nhà bank quốc tế tìm cách đem đến đây sự thất vọng
để rồi họ có thể trở thành nhưng kẻ ra lệnh cho tất cả
chúng ta.”
Hỏi:
Thế rồi kể từ đó không có ông TT nào dám đụng tới FED
nữa?
Đáp: Có chớ, TT John F.
Kennedy (1961-1963), vị TT thứ 35 của Mỹ. Ngày 4-6-1963,
TT Kennedy ký một sắc lệnh (an Executive Order số 11110)
cho phép CPLB phát hành tiền mà không phải qua FED bằng
cách cho phép Bộ Tài chính phát hành những giấy chứng
nhận bạc đối với mọi thỏi bạc, bạc, hay là mọi dollar
dựa trên bản vị bạc của Bộ này (the power to issue
silver certificates against any silver bullion, silver
or standard silver dollars in the Treasury). Nghĩa là
một khi Bộ Tài chính có trong kho một ounce bạc nào, thì
bộ có quyền phát hành ra một giấy bạc để lưu hành trong
nền kinh tế. Như vậy TT Kennedy đã tung ra 4,3 tỷ dollar
cho lưu hành. Hậu quả FED bank của New York sẽ phá sản,
vì dân chúng biết rằng các giấy chứng nhận bạc (silver
certificates) của chính phủ được bạc yểm trợ (backed by
silver) chớ giấy bạc của FED (Federal Reserve Notes)
không có cái gì yểm trợ hết. Lệnh số 11110 nói trên còn
giúp chính phủ trả hết nợ của mình mà không phải qua FED
để trả tiền lời, do FED tạo ra tiền out of nothing. Tức
là trên thực tế sắc lệnh số 11110 cho CPLB quyền tạo ra
tiền của mình có bạc yểm trợ, đúng theo Điều I, Phần 8
của Hiến pháp Hoa Kỳ.
Năm tháng sau, ngày 22-11-1963,
TTKennedy bị tên Lee Harvey Oswald ám sát và tên này hai
ngày sau bị Jack Ruby (Rubenstein) giết chết trong Đồn
cảnh sát Dallas.
Hỏi:
Như thế thì phải chăng là một nhóm tài phiệt cai trị xứ
này vì người ta hay nói: “Ai nắm được tiền là nắm được
quyền” phải không?
Đáp: Tôi không dám trả lời
là phải hay là không (yes or no) vì tôi không đọc được
sách nào nói rõ là đã có một tòa án nào kết án một người
nào trong giới Mãnh lực tiền uệ (the Monetary Power) hay
một vị nào trong nhóm những Nam tước Trộm cắp (the
Robber Barons) về tội dùng tiền của mình mua được quyền
thế. Cho nên tôi xin để cho quý bạn đọc mỗi người kết
luận theo ý kiến của mình.
Tôi chỉ xin
phép nhắc lại lời nói của ông Nathan Rothschild hồi năm
1838: “Để cho tôi phát hành và kiểm soát tiền của một
quốc gia, thì tôi cóc cần biết ai viết luật pháp”, và
tôi cũng xin phép nhắc lại số phận của những vị tổng
thống đã có gan dám chặt đầu con hydra tiền tệ: TTAndrew
Jackson bị mưu sát, TT Abraham Lincoln và TT John
F.Kennedy bị ám sát.
II. Một chút lịch sử
BS. NGUYỄN LƯU VIÊN
Tài liệu tham khảo:
- The Web of Debt của Ellen Hodgson Brown, NXB Third
Millennium, Baton Rouge, 2007,
http://www.webofdebt.com
- The Secrets
of the Federal Reserve của Eustace Mullins, NXB Bankers
Research Institute Staunton, 1993
- Modern
Money Mechanics được xuất bản bởi the Federal Reserve
Bank of Chicago tại
http://landru.i-link-2.net
- The Federal
Reserve is a privately owned corporation của Thomas D.
Schauf. 28-11-1998 tại
http://www.apfn.org/
TT Colo
tìm chọn và chia sẻ