|
Hội thi kế chuyện "dzô dziên" mà lại
"có duyên" nhất THKT
● Thầy Ngô Bảo Toàn: Kính gửi Đỗ
Xanh đại huynh và tất cả thành viên THKT. Kể từ khi
trang web THKT ra đời đến nay, mỗi khi có người khách lạ
hay quen vào thăm ngôi nhà từ đường chúng ta ra về, hầu
như tất cả mọi người đều một ý khen ngợi: Quá xá là hay.
Không còn tiết mục tình thương, vui buồn nào trên cõi
đời này mà thiếu sót cả. Phải nói rằng: Đây là sự thành
công ngoài sức tưởng tượng của chúng ta. Nói cho thêm
chất giọng dễ thương của xứ Bình Đà là để được cái vui
đến cả nhà, chứ thực ra công bằng mà nhận xét thì ai ai
cũng đều biết: Được sự thành công tốt đẹp của ngày hôm
nay này chẳng qua chính là do sự thành tâm góp sức của
tất cả thầy trò chúng ta. Chính vì niềm tự hào đó, Ngô
Vàng tôi rất mong muốn mỗi ngày trang web THKT càng
phong phú hơn và thêm nhiều tiết mục mới lạ hấp dẫn, lôi
cuốn mọi người hơn.
Hôm nay, Ngô Vàng tôi xin được đề xuất một đề
tài mới là: Tổ chức cuộc thi: "Ai là người kể chuyện
"dzô dziên" nhất mà lại là "có duyên" nhất." Với chủ đề
này, Ngô Vàng đệ hy vọng đại huynh Đỗ Xanh mình sẽ ủng
hộ nhiệt tình và Ngô Vàng tôi xin đề cử Chánh chủ khảo
danh dự lần này là thầy Đỗ Ngọc Trang tức TT Cali.
Ngô Vàng đệ đang ngày đêm mong ngóng tin hồi đáp của Đỗ
Xanh đại huynh.
Kính chào.
(Tân An 11-3-2011)
Số
là tôi đi làm cái nghề mà người ta hay nói với những từ khác nhau,
như là nghề dụ dỗ thật ra đó là suy nghĩ của từng người trên thế
gian này, riêng tôi thì rất hài lòng về nghề mình đã chọn, một hôm
khách hàng tôi nói mua BHNT giống mắc nợ quá, thôi nghỉ chơi, tiền
đã đóng rồi tôi bỏ nhưng không tiếp tục đóng nữa, sau khi nghe khách
hàng nói thế tôi cảm thấy ray rứt vô cùng bèn nói nếu chị không muốn
tham gia tiếp thì cứ ký tên vào giấy tôi sẽ lãnh lại số tiền mà chị
còn lại sau khi chị hủy hợp đồng, chị cười thôi tôi không nhận lại
tiền ấy đâu vì người tôi không thích, xem như mấy năm qua tôi đã
được bảo vệ rồi vậy, tôi nói nếu thế thì chị không phải tiếp tục
đóng tôi sẽ bảo vệ chị tới đồng xu cuối cùng, chị nói chị làm sao
tôi khỏi phải đóng thêm là được rồi.
Tôi về mà trong lòng buồn rười rượi, sau đó vài ngày chị điện cho
tôi hỏi chị ơi! ông xã em bị té xe mặt mài bị trầy và nhìn không ra
luôn chị ạ! tôi hỏi vậy anh có nằm viện không? bác sĩ bảo phải nhập
viện nhưng nhà em đơn chiếc quá nên bao xe đem ảnh về nhà, nếu có
nhập viện thì vậy là không nhập viện thì công ty sẽ chi tiền hỗ trợ
viện phí còn không còn nằm viện thì công ty sẽ không hỗ trợ, bây giờ
khách hàng nói ''em tiếp tục tham gia nữa được không?'' tôi nói được
nếu thế em đóng tiền bảo hiểm qua ngân hàng hay bưu điện giùm chị
nhé! khách hàng nói cảm ơn chị, hiện nay khách hàng tôi bịnh rất
nặng và lại là chủ 3 hợp đồng, sau lần nhập viện lần thứ hai khách
hàng lại được nhận được số tiền hỗ trợ nằm viện phí, số tiền lãnh ra
khách hàng tôi đủ để đóng phí trọn năm cho cái hợp đồng ấy.
Có phải đây là một câu chuyện vô dzuyên không nhỉ? nhưng kết cục thì
lại có dzuyên đó phải không? Vì nó đã kết thúc có hậu, vì thật sự ra
khách hàng tôi tình trạng sức khỏe không ổn định cho lắm, có thể ra
đi bất cứ lúc nào, tới đây là hết rồi, hi hi.
NGUYỄN THỊ QUYẾN
(Mộc Hóa 12-3-2011)
Em Hoàng Lệ Uyên thân mến. Có thể xem như đây
là một bức thư chia sẻ vui buồn của nghề Tư vấn viên Bảo hiểm Nhân
thọ và cũng là một bài hưởng ứng cuộc thi "kể chuyện dzô dziên" sau
khi Ngô Vàng tôi nhận và đọc được thư của Hoàng Lệ Uyên nhé.
Chuyện là như thế này:
Đứa em gái út của Ngô Vàng tôi làm nghề tư vấn bảo hiểm nhân thọ cho
một công ty có tiếng Canada [trụ sở chính bên VN đặt tại TP.HCM]. Có
lần rảnh rỗi, Ngô Vàng tôi hỏi thăm em chuyện vui buồn trong nghề
nghiệp của nó. Em tôi than thở: Cực khổ và vui ít hơn buồn anh ơi!
Nghề của em nói theo văn thơ lãng mạn là nghề "làm dâu trăm họ" vì
luôn phải chịu cảnh "bến đục nhiều hơn bến trong"! Tôi bảo em hãy kể
cho tôi nghe một vài minh chứng cho điều này. Em kể thế này:
Có một lần em tư vấn cho một người khách quen vào độ tuổi trung
niên, gia cảnh cũng thường thường bậc trung nhưng ông ta có nhiều
mối quan hệ rất rộng rải với xã hội. Em nói với ông ấy như thế này:
“Tham gia bảo hiểm, chú có lợi nhiều lắm. Bây giờ có luật mới hay
lắm, vừa đóng tiền xong mà chú tự tử thì cũng được lỉnh tiền bảo
hiểm ngay nói chi chuyện đi đường, chú tâm hơ tâm hất bị xe đụng gãy
2 giò, 2 tay mà được bồi thường trọn gói.” Ông khách nhíu mày đắn đo
suy nghĩ một hồi rồi hỏi: “Nếu như vậy, tôi sẽ đóng tiền bao nhiêu
trong một năm và khi chuyện không may xảy ra, vợ con tôi sẽ được
hưởng bao nhiêu tiền?” Em trả lời ngay: “Nếu chú đóng mỗi năm 2
triệu đồng với hợp đồng 15 năm thì khi xảy ra chuyện, dù chỉ giữa
chừng thôi, chú cũng sẽ hưởng được 30 triệu đồng.” Ông ta suy nghĩ
một hồi lâu rồi cười cười nói: “Theo mối quan hệ của tôi với xóm
giềng và những người quen biết, nếu chẳng may tôi đột ngột qua đời
thì… tiền chấp điếu của tôi cũng được hơn trăm triệu. Và lợi hơn nữa
cho tôi là tôi không phải bị mất đồng nào từ đây cho đến cái ngày
"không ai ham" đó!” Em không biết nói gì hơn với cái ông khách thuộc
hạng "khíu chọ" này.
Hoàng Lệ Uyên thân mến. Câu chuyện này là có thật, Ngô Vàng tôi chỉ
kể lại tất cả những gì mà em gái ruột mình tâm sự. Mong rằng câu
chuyện "dzô dziên" này, chí ít cũng là cái kinh nghiệm cho ai đó
trong thời đại cơ khí hóa và khoa học kỹ thuật này.
Thân mến chào em Hoàng Lệ Uyên.
Thầy NGÔ BẢO TOÀN
(Tân An 14-3-2011)
LỜI NGỎ VỀ CUỘC VUI CHUYỆN "DZÔ DZIÊN" MÀ "CÓ
DUYÊN"
Vô duyên và có duyên
Tạp bút, thầy Đỗ Ngọc Trang 15-3-2011
Chuyện vô duyên ở bến đò
Tạp bút, thầy Đỗ Ngọc Trang 16-3-2011
|
Kết sổ cuộc thi chiện
dzô dziên
Thịt bò ăn chơi có 7 món. Tuần lễ có 7
ngày. Nghệ thuật có 7 môn. Các cụ ạ, vô
duyên cũng có 7 kiểu, xin kể ra đây xem
thế nào.
1) Kiểu ăn nói: Có câu: “Vô duyên chưa
nói đã cười.”
2) Kiểu tính khí: Đây là lời quảng cáo
vô duyên đọc được trong mục tìm bạn bốn
phương. “Thanh niên đẹp trai, chủ nhân 2
biệt thự, đi làm bằng xe Mercedes, đi
chơi bằng du thuyền. Không tìm bạn gái
chỉ muốn khoe thôi.”
3) Kiểu giao tế: Không nín cười được khi
thấy mặt cô bạn mếu vì thi rớt. Đi dự
đám tang mà kể chuyện tiếu lâm rồi cười
rũ rượi.
4) Kiểu lủng túi: Vô duyên cái túi không
tiền (anh mua chuộc lấy ưu phiền).
5) Kiểu dị ứng: Yamaha (già mà ham); Vô
duyên đối diện bất tương phùng.
6) Kiểu diện mạo: Hóa trang nhưng vẫn là
“cưa sừng làm nghé” hay “ngây thơ cụ”.
7) Kiểu ăn mặc: Bức sốt nhưng mình vẫn
áo bông. Tưởng rằng ốm dậy hóa ra không.
(Tú Xương).
Vào trung tuần tháng ba, thầy Ngô Vàng
đề xướng: “Hội thi kể chuyện dzô dziên
mà lại có duyên nhất THKT”. Tin mới tung
ra, văn phòng từ đường chưa kịp thông
báo, đã có Hoàng Lệ Uyên, tự nhận mình
có chút “vô duyên” xin tham dự. Uyên tâm
sự rằng mình làm nghề tư vấn (tiếng bình
dân gọi là bán bảo hiểm). Hễ thân chủ
nào thập tử nhất sinh bị khiêng vào bệnh
viện hay “ra đi” là Uyên cười khoái chí
vì đã tư vấn đúng mối. Nhờ vậy mà thân
chủ (hay nạn nhân) được hãng bảo hiểm
chu toàn mọi chi phí.
Hôm nay, hết hạn nộp bài. Trước sau chỉ
có một bài dự thi của Hoàng Lệ Uyên và
lá thư khích lệ của Ngô Vàng gửi cho Lệ
Uyên. Như vậy lá thư của Ngô Vàng không
thể kể là bài dự thi. Đỗ tôi thấy trên
văn đàn THKT có rất nhiều môn phái. Nào
là nhóm vọng cố nhân, nhóm thơ tình quá
đát, nhóm đa đa, nhóm Tám Tàng, nhóm đạo
sĩ, nhóm Bình Loạn, nhóm Thiền, nhóm Nổ,
nhóm ký giả, nhóm sưu tầm trên Nét, nhóm
cà phê nhớ nhau… vv và vv. Thì ra chả có
nhóm nào “lạy ông tôi ở bụi này” tự nhận
là mình vô duyên, nên không có bài gửi
vào.
Nhưng nếu chỉ có một người tham dự hội
kể chuyện dzô dziên, dù nói thế nào đi
nữa, cuộc chạy đua ấy không thể gọi là
cuộc thi. Chỉ một lực sĩ tham dự, có là
“đạo sĩ chậm”, đi 3 bước lùi 2 bước,
chắp tay sau lưng tà tà tản bộ, chẳng lẽ
ban giám khảo vẫn phải chấm là thí sinh
đó chạy nhanh nhất hay sao.
Vậy Đỗ Xanh tôi tuyên bố:
• Ông “đa đa” Ngô Vàng đã đề cử một cuộc
thi rất có ý nghĩa. Tuy nhiên siêu ý của
ông đi trước thời đại tới vài năm. Nguời
hiện tại, ngoại trừ Lệ Uyên, còn lại
chưa ai cảm nhận được.
• Vậy cuộc thi này xin dời vào tương
lai. Chánh chủ khảo sẽ trả hồ sơ vô
duyên của hội thi về văn phòng Từ đường.
Quan giữ kho sẽ lưu trữ nó trong nhà
kho.
• Hai vị liên hệ là Ngô Vàng và thí sinh
Lệ Uyên có thể mần một bài thơ cám ơn
quan giám khảo đã có công thức khuya, mờ
mắt duyệt bài và đợi bài mà chả được cái
gì. Bài thơ có thể mần theo phái Haiku,
Bút Tre, hay tùy hứng, nhưng cấm không
được quá dài. Chánh chủ khảo không thể
thức khuya để coi thơ.
• Nếu thấy lời kết sổ này có vẻ vô duyên
thì chánh chủ khảo đã đi đúng đường. Nay
phán hết.
Thầy ĐỖ XANH, Chánh chủ
khảo THKT
(Elk Grove 30-3-2011)
|
|
|
|
|