Đây là dạng trang Blog, nên xin bắt
đầu đọc từ cuối trang trở lên.
ĐỌC
TIẾP CÁC BLOG MỚI |
ĐỌC TIẾP CÁC BLOG TRƯỚC
(Xin CLICK VÀO ĐÂY
nếu muốn bắt đầu đọc từ trang Blog đầu tiên)
|
+
Chủ nhật 8-7-2012:
● Cô Hoàng Thị
Cẩm Thạch (TP.HCM): Đọc blog THKT về mùa hè, mùa thi cử, tôi cũng một thời là học sinh,
sinh viên nên cũng có những kỷ niệm khó quên, xin kể vài kỷ niệm vui
của thời ấy.
Xin
click vào đây để đọc tùy
bút "Kỷ niệm về mùa hè thi cử"
|
|
|
|
+
Thứ Sáu 6-7-2012:
● Thầy Đỗ Ngọc
Trang - cô Nguyễn Thị Bích Thủy (Elk
Grove, California): Thầy Nhuận kết
luận bài viết “Mùa Thi”: "Chỉ mong nhắc
một vài h́nh ảnh xa xưa gởi lại... Chắc
các bạn cũng có lần bên con cháu quây
quần, bắt đầu kể “hồi xưa, mùa hạ….”
Nghe ngậm ngùi quá. Xin thưa, nếu tôi
nhắc lại chuyện cũ chắc con cháu không
hiểu. Trái lại, lời kể chuyện của thầy
khiến cho người trong cuộc như tôi bùi
ngùi nhớ về dĩ văng. Tôi thuộc lớp tuổi
phải ́ ạch lết từng bước đi thi tiểu
học, qua 3 kỳ thi trung học, rồi đến 2
kỳ thi đại học. Cú thi nào cũng giáng
những đ̣n đến toát mồ hôi hột. Kỳ thi
vào Đại học sư phạm th́ có hơi khác v́
đó là thi tuyển chứ không phải đủ điểm
là đậu. Khoảng năm 1962, ta chỉ có 2
viện đại học quốc gia, một là viện Đại
học Saig̣n, hai là viện Đại học Huế.
Riêng phân khoa sư phạm, mỗi năm Bộ Giáo
dục chỉ tuyển khoảng 30 hay 40 thí sinh
cho mỗi ngành. Cả miền Nam chỉ tuyển 30
người cho môn quốc văn, trong khi bao
nhiêu thí sinh dự thi... Kể từ khi lên
tới trung học đệ nhị cấp, v́ phải học và
học, tôi không biết hè là ǵ. Tôi cũng
chưa bao giờ được ra khỏi Saigon để biết
hoa phượng thế nào. Học ở đâu, tôi cũng
thấy sân trường tráng xi măng để chứa xe
đạp đặc nghẹt. Tôi cũng chưa bao giờ làm
thơ cho người yêu hay ép hoa trong vở.
V́ có ai đâu mà mần thơ và nhớ. Thấy
thầy Nhuận cứ khóc than mối t́nh học
tṛ, tôi phục quá. Nghĩ lại có nhiều
người may mắn hơn tôi.
● Kiến Đen:
Wow, cảm ơn anh Kiến Già đă truyền lại
một bí kíp học thi. Chính nhờ hàng tuần
đều nghe tụng cái bài hát "Thà như giọt
mưa" (nhạc sĩ Phạm Duy phổ thơ Nguyễn
Tất Nhiên) đó mà các sĩ tử được nhắc
nhở, remind về cái hậu quả nếu thi rớt.
Giàng ơi, chỉ cần tưởng tượng thôi là đă
phê lắm rồi: bốn chàng học tṛ con nhà
nghèo ngồi co ro tai nghe "thà như giọt
mưa..."; mắt nh́n những giọt cà phê đen
rơi lách tách; đầu th́ ngổn ngang những
định đề, công thức, phương tŕnh; bụng
th́ luôn réo gọi cái điệp khúc...
"thương nhớ... nồi cơm". Chỉ thắc
mắc là hỗng biết sau đó mấy anh có kéo
nhau ra Vườn hoa Lạc Hồng khét tiếng một
thời hay không? (Vườn hoa Lạc Hồng hồi
đó có quầy tiếp thị của mụ Tám Miền, bạn
cà phê của ông Giáo Út Già trong series
Gia đ́nh Bà Tám Tàng mà thầy Ngô Vàng
đang kể lại).
Hỗng biết các thầy và các anh khác th́
sao, chớ thầy Nguyễn Seattle quê Bến Tre
hồi đó chắc chỉ nằm khoèo ở nhà mà "uống
nước dừa như nước mắt quê hương...".
● Bạn Trần Ngọc Bách (TP.HCM):
Hôm qua đọc bài tùy bút "Mùa thi" trên
trang THKT của thầy Nguyễn Seattle, bao
nhiêu h́nh ảnh và những kỷ niệm về ngôi
trường NĐC Mỹ Tho lại ùa về. Tôi theo
học lớp 11 tại THKT niên khóa 1972-73,
tháng 6 năm 1973 ,sau khi thi xong kỳ Đệ
nhị lục cá nguyệt th́ khăn gói lên ở trọ
tại Mỹ Tho để ôn thi vào lớp 12 trường
NĐC. Tiện đây cũng xin nhắc lại năm 1973
cũng là năm đầu tiên bỏ thi tú tài 1,
chỉ c̣n phải thi tú tài 2 hay c̣n gọi là
tú tài phổ thông và cũng là năm đầu tiên
áp dụng phương pháp thi trắc nghiệm tất
cả các môn học, sau đó được chấm điểm
bằng máy điện toán của hăng IBM mà thời
đó đám học tṛ chúng tôi thường gọi là
tú tài "Ai-Bê-Em".
Trường NĐC là một ngôi trường nam sinh
lớn nhất Mỹ Tho về quy mô cũng như sĩ số
học sinh, từ năm 1973 riêng lớp 12 có tổ
chức thi tuyển để chọn một số học sinh
đă học xong lớp 11 từ các tỉnh khác thế
vào chỗ những học sinh chuyển trường,
hay phải tới tuổi đi lính, năm này cũng
là năm trường phá lệ tuyển cả nữ sinh
vào học lớp 12. Dù chỉ học một niên khóa
ở ngôi trường này nhưng đă để lại trong
tôi nhiều kỷ niệm khó quên. Ngày đó tôi
là một học sinh nghèo ở tỉnh lẻ lên trọ
học, ngồi cùng bàn với tôi là 3 anh bạn
quê ở Bến Tre, vào mỗi chiều thứ 7,
chúng tôi lại rủ nhau đi cafe và nghe
nhạc ở các quán Tina, Mây Chiều, Hoài
Vĩnh Phúc trên đường Trưng Trắc nằm gần
Vườn hoa Lạc Hồng. Biết ư của nhóm chúng
tôi, chị chủ quán thường mang ra 4 ly
cafe đen và mở băng nhạc có bản "Thà như
giọt mưa", khi ca sĩ Elvis Phương hát
tới đoạn "Ta hỏng tú tài, ta hụt t́nh
yêu, thi hỏng mất rồi, ta đợi ngày
đi..", lúc đó 4 đứa chúng tôi đều nhép
miệng hát theo. Cũng may là năm đó nhóm
chúng tôi đều vượt qua cửa ải này. V́ là
học tṛ nghèo, mỗi đứa thay phiên nhau
trả tiền, có những lúc không c̣n tiền
đành phải gửi lại giấy căn cước, cuối
tháng về xin tiền gia đ́nh lên chuộc
lại, riết rồi sau này khi đă là khách
quen chị chủ quán miễn cho khoản thế
giấy tờ chỉ phải kư sổ. Không biết hồi
đó thầy Nguyễn Đức Nhuận, thầy Phạm
Doanh Môn, thầy Trần Hữu Đức và các anh
Trương Văn Nghĩa, Lương Văn Thành có
vướng vào cảnh này không nhi?
|
|
|
|
+
Thứ Năm 5-7-2012:
● Thầy Bùi Trung Tính
(TP.HCM): Gởi Từ đường
một bài thơ mới nhân tháng 7 sang.
Xin
click vào đây để đọc bài thơ
"Mưa bay".
● Kiến Đen:
Quả thật là trong 4 mùa của năm, mùa hè
là mùa "hành hạ" người ta nhất, từ khi
c̣n đang đi học cho tới lúc đă trở thành
cựu học tṛ. Mùa hè có quá nhiều thứ để
nhớ về: bế giảng, chia tay, thi tốt
nghiệp, thi tuyển sinh,... rồi tới tựu
trường. Bây giờ, sau 40 năm rời trường,
mỗi khi thấy các hậu duệ mấy đời xôn xao
trong ba tháng hè, tôi lại chộn rộn,
ngổn ngang những nỗi nhớ về cái thời cắp
sách.
Chuyện thi cử ngày xưa, thời chiến
tranh, không chỉ căng v́ xă hội coi
trọng chữ nghĩa, bằng cấp (như thầy
Nguyễn Seattle viết), mà c̣n cực kỳ
nghiệt ngă, là chuyện sống chết nữa ḱa.
Bởi với nam sinh, rớt tú tài đồng nghĩa
với việc "đậu" kiếp lính. Hồi xưa ở miền
Nam có câu vè chua lè chua lét: "Rớt tú
tài, anh đi trung sĩ. Em ở nhà lấy Mỹ
nuôi con. Khi nào xong việc nước non.
Anh về anh có Mỹ con anh bồng."
Tôi vẫn nhớ măi một kỷ niệm. Hồi đó ở
chung xóm với tôi tại Khu Thành Công
(Kiến Tường) có một anh học lớp trên là
em của một nhà bán quán ăn. Do rớt tú
tài 1, anh chạy vào làm lính kiểng, ban
ngày đi làm văn pḥng, tối về kiên tŕ
gạo bài. Tối nào qua nhà anh coi ké
truyền h́nh, tôi cũng thấy anh đứng
trước tấm bảng xanh bên một chồng sách
dày cộm kiên tŕ giải các bài tập. Giàng
ơi, hồi đó tôi mới học đệ lục (lớp 6 bây
giờ) nên tṛn vo đôi mắt nh́n đàn anh
giải các bài toán đệ nhị cấp rắc rối,
chằng chịt mà ḷng thiệt là ngưỡng mộ.
Sau một năm ôn luyện miệt mài, anh đă
đậu tú tài 1, rồi từ lính kiểng chuyển
sang lái máy bay. Về sau, một cô phóng
viên làm chung ở báo Long An kể với tôi
rằng hồi trước 1975, cái anh đó mê cô
tới mức hễ mỗi lần bay về Tân An là đảo
máy bay trên khu nhà cô mấy ṿng để
chào.
● Thầy Nguyễn Đức Nhuận
(Seattle, Washington):
Hôm qua, Kiến Đen viêt trên blog THKT về
hoạt động thi cử ở quê nhà. Ḷng tôi
cũng xuyến xao nhớ về những tháng ngày
xưa…
Xin
click vào đây để đọc tùy bút
"Mùa thi".
● Bạn Nguyễn Thị Quyến (Mộc
Hóa): Kiến Pru xin gửi
Từ đường bài thơ mới,
Xin
click vào đây để đọc bài thơ
"Nẻo cuối".
|
|
|
|
+
Thứ Tư 4-7-2012:
● Kiến Đen:
Sáng nay, đợt 1 của kỳ tuyển sinh đại
học 2012 ở Việt Nam đă được bắt đầu. Có
637.980 thí sinh đă làm thủ tục dự thi
vào 125 trường đại học (trong số hơn
860.000 thí sinh đăng kư ban đầu). Năm
nay lần đầu tiên có thi Khối mới A1, gồm
toán, lư và tiếng Anh.
Trong mấy ngày qua, Văn miếu Quốc tử
giám (Hà Nội) quá tải với rất đông thí
sinh tới cầu xin thi đậu. Để ngăn chặn
việc thí sinh rờ đầu các cụ rùa đá mang
bia tiến sĩ để lấy may, nhà chức trách
không ǵ giăng dây làm hàng rào mà c̣n
huy động thanh niên t́nh nguyện đứng
canh. Tập tục rờ đầu rùa Tiến sĩ để lấy
hên khi thi cử đă có từ lâu đời, nhưng
nó làm cho các cụ rùa đá thêm bị ṃn
nhẵn cái đầu vốn trọc lóc (suy ra, hỗng
biết Kiến Đen và thầy Phạm Kangaroo có
bị ai rờ đầu không?) Tối qua tin thời sự
của VTV cho thấy dù ban quản lư Văn miếu
tăng cường bảo vệ chặt chẽ hơn, các cụ
rùa vẫn cứ bị các thí sinh rờ đầu mệt
nghỉ. (Biết làm sao được khi ông bà ḿnh
dạy: có kiêng, có lành.) Thậm chí có bạn
nữ c̣n nhảy qua hàng rào, chạy cái ào rờ
đầu hàng loạt cụ rùa. (Xin
click vào đây để xem chi
tiết).
Bên cạnh đó, dịch vụ viết sớ cầu thần
cũng ăn nên làm ra. Các tấm sớ được in
sẵn, thí sinh điền họ tên, mă ngành dự
thi và số báo danh vào để các thần linh
khỏi bị nhầm lẫn.
Xin chúc các thí sinh may mắn và làm bài
thật tốt.
Nhân đây, xin mời Từ đường cùng đọc một
bài viết rất cảm động về một thí sinh
đặc biệt và một bà mẹ đặc biệt trên báo
Tuổi Trẻ TP.HCM sáng 4-7-2012. Xin
click vào đây để đọc.
Giám thị đang gọi tên thí sinh vào
pḥng thi tại Hội đồng thi ĐH Sài G̣n
trong ngày thi đầu tiên sáng
4-7-2012. Ảnh: Như Hùng (TTO)
● Kiến Đen:
Nhiều người cứ tưởng là từ "OK" chỉ du
nhập vào Việt Nam từ khi người Mỹ có mặt
ở nước ta. Thiệt ra, nó có ở xứ ta từ
chí ít là cái thời các nhóc t́ đầu 3 vá
ê a Tam Tự Kinh nơi cửa Khổng sân Tŕnh.
Bởi "ô kê" trong tiếng Hán có nghĩa là
"con gà đen" hay "gà ác". Thầy Đỗ Xanh
mạn đàm về từ "Okey" của xứ Cờ Huê, c̣n
Kiến Đen xin (liều) "mạng" đàm về cái từ
"ô kê" v́ có liên quan tới cái bổn mạng
cầm tinh "con gà chọi" của ḿnh thôi.
Từ cuối thập niên 1990, ở Việt Nam, cái
từ "OK" c̣n có thêm một cái nghĩa đầy
"nhạy cảm" nữa với cái biểu tượng "nhan
nhản" từ phố thị tới xóm làng có chữ OK
nở hoa trên một cành có 2 chiếc lá xanh.
Bà con ḿnh cứ vào Google, search t́m
h́nh ảnh (Google Images) với từ khóa
"OK" là sẽ thấy ngay mà. Nói
dại, bữa nào Kiến Đen bước vô tiệm thuốc
Tây của bà chị Thanh Nguyên hay của bạn
Tuyết Sương ở chợ Mộc Hóa mà lỡ miệng
hỏi: "Có OK không?", chắc chắn hai bà
chủ sẽ hứ cái cốc mà rủa thầm: "Đồ
Yamaha".
● Thầy Đỗ Ngọc
Trang - cô Nguyễn Thị Bích Thủy (Elk
Grove, California): Có lẽ trên thế
giới không ai mà không biết ngày lễ Độc
lập Hoa Kỳ. Nó c̣n được gọi một cách
b́nh dân là ngày Bốn tháng Bảy (Fourth
of July). Kể từ buổi tuyên bố độc lập
(4-7-1776) đến nay, lịch sử nước Mỹ mới
có 236 năm. Một lịch sử quá ngắn so với
những thành tích vượt thời gian của một
quốc gia trẻ trung. Mức tiến bộ của Mỹ
đă nâng nền văn minh nhân loại tiến qua
thời đại mới và tạo được ảnh hưởng trên
khắp thế giới. Riêng về phần ngôn từ,
không phải chỉ có những thuật ngữ của họ
được mọi người dùng mà c̣n có cả những
ngôn từ b́nh dân nữa. Nhân ngày lễ Độc
Lập Hoa Kỳ xin mạn đàm một chút về chữ
Okay.
Xin
click vào đây để đọc bài "Văn
hóa Okey".
|
|
|
|
+
Thứ Ba 3-7-2012:
● Kiến Đen:
Lâu lâu lắm rồi hỗng có ai bày thơ Đường
ra cho ḿnh họa, những ḍng Mật cứ chộn
rộn trong ḷng. Chị Kiến Pru họa thơ
"Free way" (tạm dịch là "thơ Đường tự
do"), c̣n Kiến Đen th́ ngoáy râu mần thơ
Mật. Hy vọng rằng thấy đám môn sinh cục
cựa, "Đường thi Đạo sĩ" thầy Nguyễn Đạo
Sĩ sẽ từ Song Nguyễn Thiền Viện ở Thủ
Đức xuất chiêu.
Ta...
Bởi biết rằng em ở rất xa
Cho nên ta cứ việc tà tà
Cà phê Núi Đất chơi đen sánh
Rượu đế Bắc Chan hỗng có pha
Nhớ quá cô đơn nơi phố thị
Thương nhiều quay quắt chốn quê nhà
Con sông Vàm Cỏ lững lờ chảy
Chở nặng ân t́nh ta với ta.
Kiến Đen
(Saigon 3-7-2012)
● Bạn Nguyễn Thị Quyến (Mộc
Hóa): Kiến Pru thấy
hạanh đường rất lạ vui nên ráng làm thơ
họa lại nha. Pru thú thật rất mê thơ
Đường nhưng thôi th́ cho Pru họa tự do
nha.
Nhớ...
Em ở trời Tây xa rất xa
Để ta nhung nhớ lúc chiều tà
Mưa bụi nhạt nḥa vương mắt ngọc
Nhớ em ta hát khúc Châu Pha
Phượng buồn lả tả rơi đầu ngơ
Bạn cũ trường xưa bóng quê nhà
Khúc nhạc đưa em về kỷ niệm
Cung đàn ngày cũ măi trong ta
Nguyễn Thị Quyến - Hoàng Lệ Uyên
(Mộc Hóa 3-7-2012)
|
|
|
|
+
Thứ Hai 2-7-2012:
● Bạn Hạ Anh Đường (Maryland):
Cuối tuần, vùng duyên hải phía Đông Hoa
Kỳ vừa bị một đợt nắng nóng khủng khiếp
(hôm 1-7 ở Maryland tới 38 độ C) - được
coi là đợt nóng nhất trong ṿng 80 năm
nay; vừa bị một trận băo quét khủng
khiếp. Băo quật ngă cây cối la liệt, gây
cúp điện nhiều bang, có tới 3 triệu
người không có điện, mà một số nơi có
khả năng mất điện cả tuần. Khu vực nhà
hạanh đường bị cúp điện từ sáng sớm thứ
Bảy qua chiều Chủ nhật mới có lại. Nhà ở
đây làm kín bưng để chống lạnh mùa tuyết
nên giờ nóng như sống trong ḷ lửa.
Cúp điện, hỗng biết làm ǵ, hạanh đường
có làm một bài thơ Đường, kính mời quư
thầy cô và cac1 anh chị Kiến họa cho vui
đầu tuần.
Nhạn...
Trông ḱa cánh nhạn lững trời xa
Mờ bóng người đi lạc nắng tà
Mưa nhạt nḥa vương nhiều mộng tưởng
Gió mong manh đượm chút phôi pha...
Bầy ve ra rả reo đầu ngơ
Cánh phượng rưng rưng rụng trước nhà
Khúc nhạc vu vơ buồn xứ lạ
Cung đàn năm cũ đọng ḷng ta!
hạanh đường
(Maryland
mùa nóng bức 2012)
● Thầy
Phạm Doanh Môn (Canberra, Úc): Theo
truyền thống hàng năm, lớp Toán Đại học
Sư phạm Saigon chúng tôi đều tổ chức họp
mặt luân phiên tại nhà một người bạn ở
VN (thường là ở Sàig̣n) vào đúng ngày
1-7.
Năm nay, cuộc họp mặt được tổ chức tại
nhà bạn Huỳnh Công Khanh ở đường Vườn
Chuối (Q.3, Saigon) vào Chúa nhật
1-7-2012. Trong lớp Toán này, ngoài tôi
c̣n có hai bạn Ngô Văn Rí và Nguyễn Văn
To cũng từng gắn bó với ngôi trường tỉnh
lẻ THKT một thời.
Một tuần lễ trước, tôi có nói chuyện với
thầy Ngô Văn Rí và thầy nói sẽ về Sàig̣n
tham dự họp mặt, nhưng hôm qua khi gọi
về bạn Khanh th́ được biết thầy Rí không
về, chỉ có thầy To về dự cùng các bạn
thôi!
Xem lại h́nh ảnh ngày họp mặt, năm nay
thấy vắng hơn những năm qua. Một chút
ngậm ngùi ... vâng mỗi năm tuổi đời càng
thêm chồng chất, mới năm vừa qua thôi,
một người bạn cùng lớp đă ra đi, bạn Lê
Thái!
Xin gửi đến THKT h́nh ngày họp mặt có
thầy Nguyễn Văn To để thấy thầy To vẫn
to con và đẹp trai!
Trong h́nh: Thầy Nguyễn Văn To (trái)
và người bạn cùng lớp toán Trương Lợi
Cần.
● Kiến Đen:
Xin thay mặt Từ đường THKT chúc mừng anh
chị Phong - Vân. Chúc hai cháu hạnh phúc
bền lâu và xây dựng được một mái gia
đ́nh luôn ấm áp. (Bỏ nhỏ cùng cháu Vân
Phong: "Sẽ trên cả tuyệt vời nếu như ba
mẹ cháu "chơi đẹp" thuê nguyên một chiếc
Airbus A380 về Mộc Hóa chở hết các thầy
cô và đồng môn của ba mẹ cháu sang
Colorado chung vui cùng gia đ́nh hén.")
● Bạn Nguyễn Công Phong
(Colorado): Gia đình
chúng tôi xin báo tin vui đến các
thành viên THKT, thứ Bảy ngày bảy
tháng bảy năm 2012, gia đình chúng
tôi có tô chức lễ kết hôn cho
trưởng nam là Nguyễn Công Vân Phong
sánh duyên cùng cô dâu Nguyễn Thị Hồng
Lượng tại thánh đường giáo xứ nơi
tôi đang cư ngụ, là giáo xứ Nữ
vương các Thánh tử đạo Việt-Nam số
4695 Harlan street, Wheatridge CO 80033.
Xin các quư thầy cô và các bạn chúc
lành cho hai cháu Vân Phong - Hồng
Lượng được trăm năm hạnh phúc.
Xinc
click vào đầy để xem thiệp
cưới.
● Thầy Đỗ Ngọc
Trang - cô Nguyễn Thị Bích Thủy (Elk
Grove, California): Hôm Chủ nhật
1-7-12, cô Lilian Quek, người phụ trách
chương tŕnh Microsoft MVP khu vực Đông
Nam Á có trụ sở ở Singapore, gửi cho
Phạm Hồng Phước lá thư vui. Trong thư
Lilian thông báo ban duyệt xét của hăng
Microsoft toàn cầu đă chọn Mr. Phạm Hồng
Phước là “chuyên viên đáng giá nhất của
Microsoft” (Microft most valuable
professional- MVP) cho năm 2012. Bản tin
THKT xin chia vui cùng Phạm Hồng Phước,
tức Kiến Đen, nội hiệu là ông Từ, ngoại
hiệu là Vượn Vỗ Vế. Thế là trong 6 năm
liên tiếp Kiến Đen vẫn xứng đáng được
hăng Microsoft vinh danh.
Cần nói thêm, sống trong thời đại tiến
bộ, sự quân b́nh về tŕnh độ kỹ thuật và
kiến thức tin học là một cuộc điều chỉnh
rất quan trọng. Những ai có tâm huyết
thực hiện việc này để đóng góp cho xă
hội không thể nào tránh khỏi những thử
thách lớn. Theo tâm sự của Phước, nếu
không có máu đam mê, ḷng nhiệt tâm, và
những sáng kiến đột phá th́ không thể
nào vượt khỏi hoàn cảnh khó khăn về mọi
mặt. Cuộc hành tŕnh luôn luôn đ̣i hỏi
tinh thần hiếu học, khám phá, và sáng
tạo để tác động sự ứng dụng một kiến
thức mới cho cộng đồng.
Microsoft của Bill Gates là một trong
những hăng kinh doanh hàng đầu thế giới.
Bảng vinh danh của Microsoft không chỉ
giới hạn trong lănh vực kinh doanh cục
bộ. Sự vinh danh của họ có giá trị nằm
trong uy tín và danh dự của công ty hơn
là yếu tố kinh doanh. Theo văn bản lá
thư của Lilian, MVP Phạm Hồng Phước được
vinh danh v́ những đóng góp cho cộng
đồng. “Ông là thành viên của nhóm chuyên
gia được tuyển chọn rất kỹ để đại diện
cho nền kỹ thuật hàng đầu và sáng giá,
những người chia sẻ với cộng đồng bằng
một cam kết sâu đậm và sẵn ḷng giúp đỡ
người khác” (you are part of a highly
select group of experts that represent
technology’s best and brightest who
share a deep commitment to community and
a willingness to help others.)
phụ khảo: xin đính kèm một bài báo với
những nhận định của giới tin học Việt
Nam về PHP. Xin
click vào đây để đọc.
● Thầy Bùi Trung Tính
(TP.HCM): Cám ơn lời
thăm hỏi của bạn Đức Nhuận . Nay có thơ
rằng:
“Đồ ḷng” nhiễm độc phải hư hao
Giáo án giảng nhiều nên ruột đau.
Thuốc đắng ngày đêm đành phải nuốt!
Tim gan quặn thắt biết làm sao?
Bục giảng mươi năm leo đă mỏi
Cũng may thân xác chửa thay màu
Tuổi hưu “đứt ruột” thôi đành chịu
Mổ, cắt thứ ǵ cũng chẳng sao…
(khà! khà! khà!)
Bùi Trung Tính
(TP.HCM 2-7-2012)
● Bạn Nguyễn Thị Quyến (Mộc
Hóa): Kiến Pru xin gửi
Từ đường bài thơ mới, Pru thật sự quởn
nên lên web xem có ǵ lạ không? Các nhà
thơ đâu mất hết rồi thôi th́ nhân cơ hội
này Pru gửi tiếp chớ để thầy Bùi Trung
Tính thấp thoáng cũng xót ruột.
Xin
click vào đây để đọc bài thơ
"Kiếp nhân sinh".
|
|
|
ĐỌC
TIẾP CÁC BLOG MỚI |
ĐỌC TIẾP CÁC BLOG TRƯỚC
(Xin CLICK VÀO ĐÂY
nếu muốn bắt đầu đọc từ trang Blog đầu tiên)