Thầy Trò THKT Chúc Tết Ất Mùi 2015
+ Thầy Nguyễn Văn Hòa (Saigon)
+ Cựu học sinh Nguyễn Thị Kiều Nga và phu quân Olav Larsen (Na Uy)
Ghi ngày 15-2-2015 tại cà phê Cát Đằng (Q.10, TPHCM)
Những lời chúc Tết của Thầy Trò THKT
Đón Xuân này, nhớ xuân qua!
Bất chợt nhìn thấy những trang viết trên giai phẩm Xuân của trường Trung học Kiến Tường, tôi nhớ lại những kỷ niệm đón xuân của ngày xưa:
Thường là trước Tết, nhà trường tổ chức cắm trại, làm bích báo, trình diễn văn nghệ… Những anh chị lớp trên, còn tham gia viết bài gửi cho nhà trường làm giai phẩm Xuân. Lúc ấy, cuốn giai phẩm Xuân trở thành vật phẩm giao lưu giữa các trường với nhau, nhất là trường trung học Đốc Binh Kiều ở Cai Lậy và trường Trung học Kiến Tường của chúng ta. Ngoài nhà trường, các tổ chức Hướng đạo sinh, Gia đình Phật Tử, Thiếu nhi Thánh Thể cũng có những hoạt động vui xuân, đón Tết của riêng mình, làm cho không khí thêm rộn ràng, sôi nổi hẳn lên.
Xin click vào đây để đọc bài
NGUYỄN HIỀN HẠNH
(Tân An Tết Ất Mùi 2015)
Gói bánh tét ngày Tết. (Nguồn ảnh: Internet. Thanks)
Tết quê người
Một ngày như mọi ngày
Vội vã gà mên tới hãng
Cày cục chu toàn hai chữ áo cơm
Sá gì xuân về đâu đó
Dù mấy bâng khuâng
Hẹn đón xuân về… năm tới
Ra phố co ro dăm ba lớp áo
Đông quê người thèm nắng xuân ta
Khu chợ Việt cũng mai vàng bánh mứt
Người đông vui ta cứ lơ ngơ
Hình như xa lạ
Chiều ba mươi gọi là đón tết
Dọn cỗ: hamburger, doughnut hẵn hòi
Whisky đủ lễ
Cũng xì xụp vái van
Một phần tiếng Tây, một phần tiếng Việt
Ông bà Tây Ta đều hiểu
An tâm!
Mùng một Tết, phone reo rối rit
Chúc mừng năm mới
Happy new year
Mỹ – Việt đề huề
Câu nệ gì chữ nghĩa
Tết quê người.
Nh.Seattle
(Seattle, WA Tết Ất Mùi 2015)
+ Ảnh: Tết ở Mỹ năm 2013. (Nguồn ảnh: Internet. Thanks.)
Cây mai 30 Tết Ất Mùi 2015
Cho tới trước ngày 28 Tết Ât Mùi, tôi chắc cú là năm nay mình không có mai chưng. Trời phương Nam năm nay lạnh dai, lạnh dài và lạnh sâu khiến mấy nhà trồng mai méo mặt. Cây mai truyền thống hàng năm mà gia đình tôi gởi nhà vườn dưỡng cũng chịu chung số phận. Hai chậu mai bên hông nhà tuốt lá trễ nên mấy ngày này thay vì ra nụ trổ hoa lại xum xuê lá non (hỗng lẽ lại cho uống lộn thuốc, như kẻ bị Tào Tháo rượt lại uống nhầm thuốc xổ).
Xin click vào đây để đọc bài
PHẠM HỒNG PHƯỚC
(Saigon Tết Ất Mùi 2015)
Pháo Tết xưa
Từ bốn ngàn năm xưa, Tết của ta bao giờ cũng có đốt pháo. Ca dao đã ghi rõ những nét đặc trưng của Tết Việt theo truyền thống:
Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ
Cây nêu, pháo nổ, bánh chưng xanh.
Xin click vào đây để đọc bài.
ĐỖ NGỌC TRANG
(California Tết Ất Mùi 2015)
Khúc bâng khuâng
Thời gian thắp trắng tóc em xanh
Trang web ru êm nỗi độc hành
Từ thuở em vào trăng khuyết tật
Ta về thương mãi bước loanh quanh
Hỏa châu ai đốt vầng trăng cũ
Đạn réo ngang trời cổ tích xưa
Cái thuở mù tung cơn gió bụi
Bên em không mỏi nét thêu thùa
Bốn mươi sương rét trời đất cũ
Ta vẫn vọng về guốc mộc thưa
Nhẹ bước chân thầm thương tóc gió
Mùi thơm vương vãi gót chân xưa
Mộc Hóa đâu tìm nguồn cội cũ
Áo trắng tung tăng Tết phố phường
Xuân lùa nỗi nhớ vào sâu thẳm
Nhen nhúm lửa tìm nét Giáng Hương
Xuân nầy còn biết bao xuân nữa
Hứng rụng từng đêm, vần xóa vần
Bút cố đưa lên, tay đã nặng
Thi thơ nhàn nhạt khúc bâng khuâng…
BÙI TRUNG TÍNH
(Saigon Tết Ất Mùi 2015)
+ Nguồn minh họa: Internet. Thanks.
Bánh chưng và bao lì xì… không phải dạng vừa đâu
Quả là công nghệ kết hộp với truyền thống phục vụ con người sướng hơn, “đã” hơn.
Như chiếc bánh chưng này được trang trí vừa hiện đại, vừa truyền thống. Nó được vô túi chân không và được thông tin hạn sử dụng 10 ngày kể từ ngày sản xuất (với điều kiện ở nguyên trong túi chân không).
Xin click vào đây để đọc bài.
PHẠM HỒNG PHƯỚC
(Saigon 17-2-2015)
Xuân và nỗi nhớ
Giao thừa trăng thiếp sau rèm biếc
Khép nép xiêm y đón Tết về
Tối mịt tìm đâu bè bạn cũ
Phong ba cuồng nộ cuốn trôi hè!
Còn đâu mùa nước cá linh về
Phố rộng lầu cao, những khúc đê
Nhốt kín tâm tình trong nỗi nhớ
Trận tàn chia bước nỗi đau tê …
Cõi thơ bát ngát màu trăng úa
Thương nhớ giăng đầy níu chút hương
Bè bạn, thầy trò trông ngóng gọi
Cầm tay trang Web buổi tha phương
Ôi những mùa Xuân đã vắng xa
Hẹn câu tái ngộ mấy trăng qua
Một bàn tay nắm, ôi xa quá
Ta nhớ người hay người nhớ ta …
BÙI TRUNG TÍNH
(Saigon Tết Ất Mùi 2015)
+ Nguồn minh họa: Internet. Thanks.
Món quà vô giá bất ngờ từ thầy cô
Sáng Chủ nhật 15-2-2015, chẳng biết bước chân phải hay trái ra khỏi cửa trước, tôi đã được thầy cô Nguyễn Văn Hòa và Nguyễn Thị Ngọc Thủy dành cho một một bất ngờ không hề nhẹ. Đó là tình thầy cũ trò xưa như rượu nho được ủ hơn 40 năm tuổi càng lâu, càng thơm ngon và thêm say.
Sẵn dịp vợ chồng cô em gái của cô Ngọc Thủy, cũng là đồng môn Trung học Công lập Kiến Tường (THKT) với tôi, là Nguyễn Thị Kiều Nga và Olav Larsen từ Na Uy về ăn Tết có mời một số thầy trò THKT tới “ăn sáng nhớ nhau”, thầy cô đã khuân vác từ Thủ Đức xuống quận 10 một món quà cây nhà lá vườn mừng “thôi nôi” sớm lần thứ XX của gã học trò xưa.
Xin click vào đây để đọc bài
PHẠM HỒNG PHƯỚC
(Saigon 15-2-2015)
Bái kiến Đại sư phụ trên Đường Hoa Hàm Nghi
Quả là thỏa lòng khát khao bao năm nay, chí ít cũng tròn một con giáp. Sáng nay lơn tơn trên Đường Hoa Hàm Nghi Saigon, tôi đã được bái kiến và kính thưa các loài dê.
Xin click vào đây để đọc bài.
PHẠM HỒNG PHƯỚC
(Saigon 17-2-2015)
Giao thừa ai mặc áo hồng…
Giao thừa. Con ngựa Giáp Ngọ (chiến mã của người này, ngựa cỏ của kẻ khác) đã thắng sẵn yên cương để rồi sải vó câu chạy như bị ma đuổi sau khi ký biên bản bàn giao Năm mới 2015 cho chú dê Ất Mùi (đại sư phụ của người này, món ăn khoái khẩu của kẻ khác).
Xin click vào đây để đọc bài.
PHẠM HỒNG PHƯỚC
(Saigon 19-2-2015, phút Giao thừa Ất Mùi)
Năm nay là năm gì?
Đối với người Việt, năm nay là năm con dê. Nhưng phải chăng nhất định gốc tích của nó từ văn hóa đúng là như thế? Vấn đề không đơn giản, bởi vì chính với Trung Quốc, nơi khởi nguồn bộ 12 con giáp, các học giả của họ cũng không nhất trí năm nay là năm con gì.
Sự hàm hồ khởi nguyên từ chữ “dương” 羊 . “Dương”, theo Hán văn, nghĩa là con dê, nhưng cũng có nghĩa là con cừu. Chính bên Trung Quốc, tết năm nay, có nơi treo hình con dê, có nơi treo hình con cừu. Rắc rối hơn nữa “dương” dịch qua Anh ngữ có thể là goat (dê), là sheep (cừu), và là ram (dê núi ). Chữ nghĩa có vẻ loạn xà ngầu, vì vậy có nơi ghi là “year of Goat”, có nơi viết là “year of Ram”, hay “year of Sheep”. Đối với người Tây phương cái gì cũng phải rõ ràng vì goat, ram, và sheep là ba con vật khác hẳn nhau. Vậy năm nay là năm con gì?
Xin mời click vào đây để đọc tiếp.
ĐỖ NGỌC TRANG
(Elk Grove, California, Tết Ất Mùi 2015)
Mùa Xuân hoài cổ
Kính mời quý thầy cô và các anh chị THKT cùng nghe lại một bài hát bất hủ không thể thiếu trong ngày Tết Việt: “Ly Rượu Mừng” của nhạc sĩ Phạm Đình Chương. Bài hàt này được trình bày bởi những ca sĩ mà chắc chắn thầy trò mình không thể nào quên: Kim Tước, Mai Hương, Quỳnh Giao, Hoài Trung, Hoài Bắc, Anh Ngọc, Phạm Thành.