Những lời tâm sự của con trai trưởng của cô Kim Oanh trong lễ tang ngày 13-5-2021

Lễ viếng cô Lý Thị Kim Oanh, cựu giáo sư Toán Trung học Công lập Kiến Tường, từ 9g tới 11g (giờ Đức), tức từ 14g tới 16g (giờ VN) ngày thứ Năm 13-5-2021 tại Dịch vụ Hỏa táng Krematorium Luneburg Am Wienebutteler Weg 16 21339 Luneburg (CHLB Đức). Sau đó, linh cữu cô Kim Oanh sẽ được hỏa táng.

Trước linh cữu thân mẫu sắp trở thành tro bụi, bạn Nguyễn Hữu Phúc (tên ở nhà là Hòa), con trai trưởng của thầy cô Nguyễn Hữu Hạnh – Lý Thị Kim Oanh đã có bài phát biểu đầy xúc động này.

Thầy Nguyễn Hữu Hạnh, phu quân cô Kim Oanh, cho biết: Những cảm nghĩ từ trái tim của hai con trai và Hạnh được viết nguyên văn bằng tiếng Đức mới đầy đủ cảm xúc và đúng nghĩa. Lời dịch qua tiếng Việt được thực hiện từ 11 giờ đêm ngày thứ Tư 12.05.21 đến 5 giờ 53 phút ngày 13.05.21 của con trai và một người bạn đồng nghiệp gái cùng thế hệ định cư ở Na Uy tiếng Việt với trình độ lớp 5.

Lễ viếng và chia tay cô Kim Oanh ở Đức ngày 13-5-2021. (Ảnh do thầy Hạnh Nguyễn cung cấp).

Kính thưa gia đình, các bạn thân mến,

Hôm nay chúng ta tụ họp ở đây để vĩnh biệt người mẹ kính yêu của tôi và để tưởng nhớ cuộc đời khác thường của mẹ tôi. Tôi muốn bắt đầu bằng một câu trích dẫn từ câu chuyện “Hoàng tử bé”: “Em có sợ chết không?” Hoàng tử bé hỏi bông hồng. Cô ấy trả lời: “Không. Tôi đã sống, tôi đã nở hoa và sử dụng hết sức lực mình đã có. Và tình yêu, cho đi ngàn lần, sẽ trở lại với người đã cho. ” (Antoine de Saint-Exupéry).

Như thế mẹ tôi đã sống, đã nở hoa, đã dùng sức mình và đã cho trang trải tình yêu (cho mọi người)! Tuy mẹ có hình thể nhỏ nhưng mẹ mang một ý chí mạnh mẽ. Mẹ phải học cách tự lập từ khi còn nhỏ, vì mất mẹ khi năm 2 tuổi. Còn cha của mẹ tôi tham gia cuộc chiến tranh giành độc lập chống Pháp nên mẹ phải sống cùng ông bà nội. Do đó đối với mẹ quan trọng nhất là giữ gìn gia đình luôn luôn sum họp. Chẳng hạn, khi trong thời kỳ hỗn loạn sau Chiến tranh Việt Nam, ba tôi có cơ hội rời khỏi đất nước Viêt Nam một mình trước và bảo lãnh gia đình chúng tôi qua sau, nhưng mẹ tôi khăng khăng rằng chúng tôi cần phải đi nguyên gia đình khi bỏ trốn khỏi Việt Nam (ba, mẹ, tôi khi đó 4 tuổi và em trai tôi 2 tuổi). “Hoặc chúng ta chết cùng nhau hoặc chúng ta sống sót cùng nhau.” Lòng dũng cảm này đã được đền đáp khi chiếc thuyền Cap Anamur cứu vớt chúng tôi. Sau 6 tháng (ở trại tỵ nạn) ở Galang, Indonesia, chúng tôi đến Đức (Oldenstadt / Uelzen) vào mùa đông năm 1980.

Gia đình cô Kim Oanh trong những ngày đầu vừa tới Đức năm 1980. (Ảnh do thầy Hạnh Nguyễn cung cấp).

Ở Đức cũng vậy, mẹ tôi đã tiến bộ nhờ sự quyết tâm, cầu tiến và siêng năng. Mẹ là người Việt Nam đầu tiên ở Uelzen lấy được bằng lái xe của Đức. Điều thú vị là mẹ tôi luôn cần một chiếc gối khi lái xe để có thể nhìn qua tay lái. Tôi không nghĩ rằng mình sẽ nhớ chiếc gối và ghế xe đẩy sát tới trước.

Ở Việt Nam mẹ tôi làm giáo viên, ở Đức mẹ phải đi học từ đầu. Mẹ cũng đã làm được điều đó với sự quyết tâm đáng khâm phục. Sau khóa học tiếng Đức và khóa học nội trợ (trong đó mẹ tôi học nấu các món ăn Đức, cùng những thứ khác), mẹ tôi được đào tạo để trở thành phụ tá dược phẩm tại Lüneburg và sau đó làm việc trong phòng thí nghiệm. Ngoài công việc thường xuyên và chăm sóc gia đình, mẹ và ba tôi luôn có công việc thứ hai, đôi khi làm công việc thứ ba. Lúc đầu, họ cũng làm thuê cho nông trại vào cuối tuần và khi rảnh rỗi (hái dâu, dưa chuột và đậu vào mùa hè, thu hoạch cải vào mùa đông). Sau đó, ba mẹ có tiệm bán đồ ăn Á Châu và giao hàng cho khách hàng trong khu vực vào cuối tuần trong nhiều năm. Kế tiếp, ba mẹ thành lập cửa hàng tạp hóa Oldenstadt cùng với người em họ và cuối cùng làm các trạm xăng. Ba mẹ tôi đã tiến tới để giúp chúng tôi có một cuộc sống tốt đẹp hơn. Điều quan trọng đối với mẹ tôi là chúng tôi cùng nhau làm việc như một gia đình. Khi còn nhỏ, chúng tôi chơi trên cánh đồng và giúp đỡ hết sức khả năng. Sau này khi tôi đi học, mỗi thứ bảy nguyên gia đình của chúng tôi làm trong tiệm của gia đình (bố mẹ chúng tôi ở phòng thu tiền và ở quầy thu ngân, em trai tôi và tôi ở quầy bánh).

Mẹ tôi cũng đã truyền lại sự chăm chỉ và cầu tiến của mình cho chúng tôi. (Người thì nhiều hơn người thì ít hơn). Nó đã giúp chúng tôi học xong Abitur và tốt nghiệp Y khoa làm giáo sư và bác sĩ trưởng. Nhưng anh em tôi muốn đánh đổi tất cả để có thêm một chút thời gian với mẹ, mẹ ạ.

Mẹ tôi có rất nhiều tài năng như là đan, may vá, nấu nướng, làm bánh. Nhiều người biết đến mẹ tôi do tài năng khéo léo của mẹ. Lúc đầu, mẹ tôi may và đan rất nhiều cho chúng tôi và bạn bè, nhưng cũng nhận công việc được giao và sau này mẹ tôi cũng có may khẩu trang. Tài năng bếp núc của mẹ nổi tiếng đến mức mẹ được yêu cầu làm bánh ngọt và các món khác phục vụ đám cưới và các dịp khác. Mẹ tôi đã cho chung tôi những món ngon miệng suốt cuộc đời của mẹ. Mẹ biết chính xác những gì chúng tôi thích và khi chúng tôi về nhà, tất nhiên nó đã ở trên bàn. Mẹ thường hy sinh cho cuộc sống hàng ngày của chúng tôi dễ dàng hơn. Anh em chung tôi nhận thấy điều này rất rõ khi mẹ không còn ở đây.

Đối với mẹ, họ hàng cũng rất quan trọng. Ngoài việc hỗ trợ tài chính cho người thân ở Việt Nam và các nước khác trong những năm qua, gia đình tôi đã đón những người thân về ở và sau này họ có thể tự xây dựng cuộc sống của họ. Một số người thân này có mặt hôm nay. Khi tin tức sự qua đi hoàn toàn bất ngờ của mẹ tôi loan khắp thế giới, nhiều người đã liên lạc với gia đình tôi. Mọi người đã hoang mang và buồn khóc. Điều này chứng tỏ mẹ tôi rất quan trọng đối với nhiều người.

Mẹ ơi, nước mắt của chúng con là giọt nước mắt đau buồn. Chúng con rất đau đớn và nhớ thương mẹ rất nhiều. Một phần của mẹ sẽ luôn luôn sống trong chúng tôi. Là một nhà di truyền học, tôi có thể nói rằng chính 50% DNA được chia sẻ cùng nhau. Nhưng mẹ tôi đã cho chúng tôi nhiều hơn như vậy qua sự hướng dẫn và nắn nót chúng tôi. Chúng tôi sẽ mang nó theo suốt đời.

Chúng tôi vô cùng trân quý hơn 40 năm chung sống với vợ với mẹ. Nói như “Hoàng tử bé”: đó chính là tình yêu và hạnh phúc gấp ngàn lần mà mẹ đã dành cho chúng tôi.

Cám ơn mẹ. Ba và chúng con thương mẹ vô cùng.

HÒA- HỮU PHÚC NGUYỄN