Đổi lời bài hát

Không lẽ trách nhạc sĩ sao nỡ đặt lời bài hát bị cho là “nhạy cảm”, để rồi ca sĩ muốn hát có khi phải đổi lại lời mà chịu gánh gạch đá.

Nhưng thực tế, nhạc sĩ đặt lời bài hát cốt để thể hiện tâm trạng, cảm xúc của mình hay của đối tượng mà mình muốn viết.

(Nguồn ảnh: Internet. Thanks.)

 

Vì thế, giải pháp tốt cho tất cả là ca sĩ nên từ chối hát thay vì đổi lời (dù chỉ một vài chữ) cho bài hát, cũng như tránh hát bài hát không do chính tác giả đồng ý cho đổi lời. Thường thì đổi lời bài hát tùy tiện sẽ phá hỏng bài hát. Ngay cả chính nhạc sĩ sau này muốn đổi ca từ bài hát của mình cũng chẳng dễ chút nào, nhất là khi ca khúc ấy đã trở thành “bài tủ của công chúng”.

Âu cũng là bài học cho không chỉ một người và đâu chỉ một bài.

Nhưng nói gì thì nói, có một thực tế là có những bài hát, đại đa số là trước năm 1975, nếu không đổi lời vài ba chữ thì không được phép hát đâu. Ca sĩ cũng có nỗi khổ tâm riêng.

Còn sự cố ca sĩ quên lời mà lướt luôn lại là chuyện khác. Nếu không là cẩu thả thì là sự cố nghề nghiệp.

  • NGOẠI TRUYỆN: Ca khúc “Tình Bơ Vơ” được nhạc sĩ Lam Phương Việt ở Sài Gòn hồi đầu thập niên 1960, được cho là viết về mối tình đơn phương của ông với nữ ca sĩ Bạch Yến, người lúc đó đang ở bên Pháp. Trong đó có đoạn mở đầu: “Càng nhìn em yêu em hơn và yêu em mãi./ Dù phút êm đềm xa xưa nay đã đi vào quên lãng. / Trời vào thu Việt Nam buồn lắm em ơi / Mây tím đang dâng cao vời / Mà tình yêu chưa lên ngôi.” Rõ ràng đây là một ca khúc tình cảm lâm ly bi đát, chẳng hề “9 chị, 9 em” chi hết. Mới đây, tháng 2 hay 3-2023, trong một show diễn tại TP.HCM. danh ca Tuấn Ngọc đã hát ca khúc nổi tiếng này với ca từ được sửa “Trời vào thu chiều nay buồn lắm em ơi…” Và ông lập tức bị cộng đồng mạng “chiến” với những suy diễn khác nhau. Tuấn Ngọc ít lâu nay vẫn được biết là ca sĩ thường bị quên lời hay thay lời ca khúc.  

A.P.