Gánh xiếc chữ DNNP

Chào tháng Chín, Nàng Thu và mùa khai trường

Chào tháng Chín. Chào Nàng Thu và hồi ức về những mùa khai trường rất xưa nhưng cứ bồi hồi như mới hôm qua. Hồi đó, gã thư sinh nghèo tỉnh lẻ biên giới 3 tháng hè là 3 tháng lang thang khắp các tiệm cho mướn truyện trong thị xã. Gã tự nhận cho mình cái biệt hiệu “Con mọt sách” và thậm chí dùng lưỡi lam khắc trên đế dép nhựa cái mộc đóng mực tím trên sách…

Một mùa Vu lan đặc biệt

Ngày lễ Vu lan Rằm tháng Bảy năm Giáp Thìn là một ngày đặc biệt. Nó rơi vào ngày 18-8-2024. Vì những ai chẳng may đã qua đời vì COVID-19 trong năm 2021 thì nay đã tròn 3 năm để mãn tang. Ngày này, cách đây 3 năm, Việt Nam đang trong đợt bùng phát dịch thứ nhất trong 3 đợt bùng phát COVID-19. Theo thống kê của Worldometers, vào ngày 19-8-2021, Việt Nam đã có 514.290 ca nhiễm được…

Tản mạn nhân Lễ Vu lan Báo hiếu

Hôm nay Chủ nhật 18-8-2024 là Rằm tháng Bảy năm Giáp Thìn, ngày chính nhựt của mùa Vu lan Báo hiếu kéo dài suốt tháng 7 âm lịch. Tới chùa dự lễ Vu lan, người hạnh phúc còn có mẹ sống trên đời sẽ được cài bông hồng đỏ, còn người đã tạm biệt mẹ về nơi xa xôi sẽ cài bông hồng trắng. Trong mùa Vu lan. Đặc biệt là trong ngày Rằm tháng Bảy, nếu có điều kiện,…

Chuyện bằng thật mà giá trị giả

Không thể gọi đó là bằng giả vì nó được cấp một cách hợp pháp từ phôi “chính hãng”, do chính trường chính danh cấp, được chính lãnh đạo trường ký tên đóng dấu, có hồ sơ học và thi. Vì thế nó là bằng thật. Chỉ có điều đây là bằng thật, giá trị giả. Bằng đó vẫn được công nhận hợp pháp. Có vấn đề chi là ở chỗ vì sao và làm thế nào mà có được…

“Bằng giả” và “bằng thật, học giả”

“Bằng giả” và “bằng thật, học giả” có 2 ý nghĩa khác nhau và 2 tính pháp lý khác nhau. Nhưng chúng đều giống nhau ở cái chữ “tệ” và phá hỏng cả một nền giáo dục, môi trường giáo dục. Về pháp lý, “bằng giả” là phạm pháp (cả việc làm lẫn xài nó). Còn “bằng thật, học giả” thì theo lý thuyết, chỉ có tòa án lương tâm mới xử nó (có người nói đó là chuyện chỉ…

Nỗi niềm riêng gửi THKT (thương nhớ Thầy Nguyễn Hữu Hệ)

Anh Hệ quí mến. Trong niềm tin sâu xa vào cõi siêu nhiên, tôi tin anh vẫn nghe được tiếng nói và đọc được những gì từ những tâm hồn muốn nối kết với anh. Bất chợt, sáng nay, tôi nhận được lời nhắn của em Bách báo tin anh qua đời, tôi thở dài. Lòng tôi chơi vơi trong cảm giác mất mát, hụt hẫng, nhưng cùng lúc lại có một cảm xúc nhẹ nhõm và vui mừng. Tôi…

Những tờ báo quốc ngữ đầu tiên ở Việt Nam

Trong số các tấm thiệp nhân ngày Nhà báo mà mình đã gởi lên Cõi Phây mỗi năm, A Phủ thích nhứt 2 tấm cổ lai hy này. Giữa thời của máy tính, Internet và giờ tới AI, những tờ báo xưa cũ vào những ngày đầu của báo tiếng Việt ở Việt Nam đem lại cho A Phủ nhiều cảm xúc. Sử sách ghi: Tờ báo ra đời sớm nhất trong làng báo Quốc ngữ ở Việt Nam là…

Một chút lặng trên Cù Lao Chàm

Chưa đi chưa biết Cù Lao… … Chàm Chămpa cổ sóng gào cũng đi. Chùa hai thế kỷ vô vi Giếng xưa ngọt mát sá gì thời gian. Bãi Ông trên Cù Lao Chàm Bữa cỡi cano cao tốc từ Cửa Đại – Hội An vượt 9-10 hải lý ra đảo Cù Lao Chàm (xã đảo Tân Hiệp, Hôi An, Quảng Nam), A Phủ và cậu em Trần Vương Thuấn rẽ ngang đi vô chơi trong làng, thay vì theo…

Chút nỗi lòng riêng nhân ngày Rằm tháng 4

Trộm vía ngày Rằm tháng 4 Giáp Thìn 2024, A Phủ xin chia sẻ chút nỗi lòng riêng. A Phủ không phải là người theo Phật giáo, nhưng từ nhỏ, A Phủ luôn tôn kính Phật, và nhà A Phủ là một gia đình hòa đồng tôn giáo. A Phủ trộm nghĩ, những người có niềm tin vào Đức Phật dù sống trên đời này không thể trở thành Phật sống nhưng vẫn luôn là Phật tử. Mỗi người đều…

Cái bóng của một vị hành giả khổ hạnh trên đường đời

Trộm vía nghĩ rằng lẽ ra cái văn bản của Hội đồng Trị sự GHPGVN không gây tranh cãi nếu như dùng từ ngữ rõ ràng. Nếu muốn phủ nhận vì nguyên nhân nào đó, Hội đồng Trị sự nên viết rõ ràng, minh bạch, đầy đủ rằng nhà tu hành TMT không phải là “tu sĩ của GHPGVN”. GHPGVN không có đủ thẩm quyền để phủ nhận ai không phải là “tu sĩ PG” như văn bản ghi. Bởi…